Khi mang thai nếu thấy cơn đau xuất hiện ở 5 vị trí này, bà bầu đừng lo lắng vì đó là tín hiệu thai nhi phát triển tốt

Khi mang thai, bà bầu sẽ phải đối diện với rất nhiều cơn đau sinh lý trong quá trình thai nhi phát triển. Tuy nhiên, có một số vị trí chứng tỏ thai nhi phát triển tốt nên bà bầu không cần phải lo lắng quá nhiều.

Những cơn đau khi mang thai là nỗi ám ảnh với nhiều bà bầu, nhiều người không biết phản ứng như thế nào đối với việc này. Đặc biệt, đối với những ai lần đầu tiên làm mẹ, họ luôn thấy lo lắng, không biết đâu là những cơn đau bình thường, chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh, đâu là cơn đau do bệnh lý nguy hiểm?

Sau đây là 5 vị trí bị đau cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường:

1. Đau bụng

Trứng sau khi thụ tinh trong quá trình làm tổ thành công có thể tạo ra một số chuyển động, khiến thành tử cung co lại, gây ra hiện tượng đau bụng. Phụ nữ mang thai trong thời gian đầu có thể bị chuột rút và đau nhẹ. Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung cũng sẽ lớn dần, điều này có thể khiến cho dây chằng tử cung của bà bầu bị kéo giãn nên đôi khi sẽ cảm thấy thấy đau vùng bụng.

Khi mang thai, nếu thấy cơn đau xuất hiện ở 5 vị trí này, bà bầu đừng lo lắng vì đó là tín hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh - Ảnh 1.

Những cơn đau khi mang thai là nỗi ám ảnh với nhiều bà bầu. (Ảnh minh họa)

Trong thời kỳ mang thai, một số bà bầu cũng tỏ ra sợ hãi khi thấy có các cơn đau bụng xuất hiện. Họ tưởng rằng, em bé đang có vấn đề gì trong bụng nhưng trên thực tế điều này chỉ cho thấy em bé đang phát triển khỏe mạnh.

2. Đau vú

Khi mang thai, hormone cơ thể sẽ tiết ra estrogen và progesterone nhiều hơn, dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến vú. Dưới tác dụng của progesterone, ngực sẽ có cảm giác sưng và đau. Những cơn đau khi mang thai như thế này là phản ứng bình thường, phổ biến nhiều trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Khi bị đau, bà bầu không cần phải lo lắng về nội tiết tố trong cơ thể, những cơn đau xuất hiện kèm theo để đảm bảo rằng em bé đang lớn lên một cách khỏe mạnh. Tình trạng này sẽ từ từ biến mất sau khi cơ thể thích nghi dần.

3. Đau thắt lưng

 Đau thắt lưng là tình trạng chung của phần lớn các bà bầu, khi thai nhi càng lớn dần thì bụng bầu càng nặng hơn. Khi bụng bầu to dần, để giữ thăng bằng cho cơ thể, nó sẽ chèn ép lên eo, gây căng cơ lưng, dẫn tới các cơn đau vùng thắt lưng xuất hiện.

Khi mang thai, nếu thấy cơn đau xuất hiện ở 5 vị trí này, bà bầu đừng lo lắng vì đó là tín hiệu cho thấy thai nhi phát triển khỏe mạnh - Ảnh 2.

Đau thắt lưng là tình trạng chung của phần lớn các bà bầu. (Ảnh minh họa)

Khi thai càng về những tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 3, tình trạng đau thắt lưng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, bà bầu không cần quá lo lắng, điều này chỉ cho thấy thai nhi đang lớn lên một cách khỏe mạnh. Lúc này, bà bầu chỉ cần chú ý việc đi lại, nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm bớt những cơn đau.

4. Đau vùng xương chậu

Đau vùng xương chậu khi mang thai là do giai đoạn này thai nhi cần nhiều không gian để phát triển hơn mà thôi. Lúc này, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra chất relaxin để làm giãn xương chậu, do đó nó có thể gây ra một số cơn đau ở khu vực này, đặc biệt là lúc di chuyển.

Thiếu canxi khi mang thai cũng có thể gây ra đau vùng xương chậu hoặc chuột rút ở bắp chân. Vì vậy, bà bầu có thể phỏng đoán nguyên nhân dựa trên từng triệu chứng cụ thể.

5. Đau mu

Đau mu thường không xuất hiện cho đến khi bà bầu ở trong tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này, thai nhi đã lớn rất nhiều, khu vực cổ tử cung bị chèn ép, các dây chằng buộc phải nới rộng và lỏng ra để nâng đỡ thai nhi. Ở giai đoạn giữa và cuối của tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển nhanh, tử cung mở rộng theo, xương mu có thể bị giãn rộng nên dẫn tới triệu chứng đau nhức ở vùng này. Nhưng đó là hiện tượng cho thấy thai nhi đang chuẩn bị cho việc chào đời của mình, bà bầu không cần lo lắng quá.

Nguồn: Sohu, Sunnew

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang