Làm "con nhà nghèo" làm tổn thương lòng tự trọng của một người rất nặng nề, vượt qua được thì chuyện quản lý tài chính sẽ dễ như chơi

Tất cả những ký ức về sự nghèo đói của một người, đặc biệt là từ khi họ còn là một đứa trẻ, sẽ dẫn đến một 'chấn thương tài chính' kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến quan điểm của họ về tiền mà còn cả ý thức về giá trị bản thân.

Tuổi thơ của nhiều người luôn phải sống trong nghèo khó. Người thì gia đình sống thiếu trước hụt sau, thường xuyên đi ngủ với cái bụng đói meo hay thậm chí có người mất nhà do bị xiết nợ. Tất cả những ký ức về sự nghèo đói của một người, đặc biệt là từ khi họ còn là một đứa trẻ, sẽ dẫn đến một "chấn thương tài chính" kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến quan điểm của họ về tiền mà còn cả ý thức về giá trị bản thân.

Ký ức về cái nghèo gây tổn thương đến chúng ta thế nào?

Chấn thương tâm lý thường được hiểu là được gây ra bởi một sự kiện chấn động trong đời như chứng kiến một cái chết, nhưng thực tế, nó cũng có thể xuất hiện do sống trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. "Khi có mối đe dọa đến sự an toàn, hạnh phúc của một người, đó là lúc các triệu chứng chấn thương tâm lý có thể phát triển", Chuyên gia Trị liệu Hôn nhân và Gia đình Carmen Schmidt Benedetti giải thích.

Kinh nghiệm
 

Một đứa trẻ khi sống trong một môi trường không ổn định về tài chính có thể đe dọa cảm giác an toàn của chúng, vì chúng không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản - như thức ăn, chỗ ở và các mối quan hệ lành mạnh một cách nhất quán. Cho dù chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, như sau khi cha mẹ mất việc, hoặc kéo dài cả một tuổi thơ, chấn thương tài chính có thể dẫn đến một loạt các kinh nghiệm đau thương khác, Leah Brookner, Tiến sĩ, Giáo sư tại Trường Công tác Xã hội tại Đại học Bang Portland, Mỹ cho biết.

Trải qua một tuổi thơ khốn khó, khi lớn lên rồi, dù ở lứa tuổi đôi mươi, họ vẫn bị ảnh hưởng. Brooker giải thích rằng nghèo đói ảnh hưởng đến vỏ não trước trán, nơi thực hiện các nhiệm vụ nâng cao về nhận thức. "Nó có tác động đến khả năng của não bộ để đưa ra các quyết định về hoạt động điều hành", Brooker nhấn mạnh.

Chức năng điều hành bao gồm các nhiệm vụ như tự điều chỉnh, quản lý cảm xúc, năng lực xã hội, thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng tài chính ở mọi lứa tuổi có thể dẫn đến tình trạng mất tổ chức tài chính, tránh né một cách phi lý, cũng như các triệu chứng liên quan đến rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) như tự hủy hoại bản thân, cáu kỉnh và tự cô lập…

Kinh nghiệm
 

Trong đó, sự xấu hổ có thể nói là đáng kể nhất. Các phát hiện khoa học chứng minh rằng khi một người cảm thấy xấu hổ vì điều kiện kinh tế kém, sau đó vấp phải sự xem thường bởi hành vi và hành động từ những người có thu nhập cao hơn trong xã hội, sẽ khiến họ thấy chán ghét bản thân, tuyệt vọng, trầm cảm và giảm khả năng tự chủ.

"Với một đứa trẻ đang đi học, chúng có thể bị bắt nạt vì không có quần áo đẹp nhất", Benedetti giải thích. Và khi một đứa trẻ tin rằng giá trị của chúng phụ thuộc vào tài chính của gia đình, thì sự xấu hổ về kinh tế kém có thể ảnh hưởng đến cách chúng nhận thức về bản thân cùng khả năng thành công trong cuộc sống. "Đó thực sự có thể là một trở ngại đối với một người nào đó để họ tiến lên phía trước bởi họ nghĩ: Cho dù cố gắng đến đâu, tôi sẽ không thể hoặc không bao giờ làm được".

Vậy làm sao để vượt qua được chấn thương tâm lý do tài chính?

Để vượt qua được, điều quan trọng là bạn phải điều chỉnh hành vi của mình. Chú ý đến phản ứng của bạn đối với các tình huống tài chính hoặc các cuộc thảo luận về tiền bạc. Giả sử bạn cảm thấy lo lắng hoặc tức giận khi đối thoại với một cuộc trò chuyện đơn giản về lập ngân sách với đối tác hoặc bạn bè, đó có thể là một dấu hiệu để tìm hiểu sâu hơn.

Nhưng thật may là có các phương pháp trị liệu tâm lý để can thiệp, giúp bạn vượt qua ảnh hưởng của chấn thương tài chính. Phương pháp này có thể giúp bạn tiếp cận và xử lý những trải nghiệm bất lợi trong cuộc sống liên quan đến căng thẳng tài chính, giúp bạn sắp xếp những ký ức buồn về một tuổi thơ khốn khó bằng các liên kết mới, ít gây ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính, tiền bạc của bạn hiện tại.

(Nguồn: health)

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang