Tại sao phải phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ ngay từ giai đoạn mầm non?
Mỗi đứa trẻ khi ra đời vốn có tính cách, đặc điểm và sự phát triển hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những đứa trẻ dù nghịch ngợm, dù hiếu thắng, yếu đuối, rụt rè hay nhút nhát cũng đều có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính nhờ sự giao tiếp mà trẻ sẽ cởi mở hơn với thế giới, nhận thức rõ ràng hơn và tự đưa ra cho mình những định hướng chính xác hơn trong quá trình trưởng thành. Trong đó, giao tiếp cần phải khởi nguồn từ ngôn ngữ.
Việc phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích |
Từ 3 - 6 tuổi, trí não trẻ đang trong giai đoạn phát triển, quá trình chuyển đổi từ tư duy đến từ ngữ cũng sẽ diễn ra nhanh hơn. Trẻ có khả năng bắt chước ngôn ngữ từ phát âm cho đến ngữ điệu một cách kỳ diệu, sẵn sàng thực hành để phản xạ một cách tự nhiên nhất. Cũng bởi lẽ đó, các chuyên gia giáo dục cho biết độ tuổi này là khoảng thời gian phù hợp nhất để học ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng bởi sẽ mang lại hiệu quả vượt trội.
Khi phát triển ngôn ngữ sớm, trẻ có thể nói tiếng Anh tự nhiên như tiếng mẹ đẻ theo trình tự “nghe, nói, đọc, viết” thay vì học thụ động như người trưởng thành. Việc ghi nhớ của trẻ sẽ diễn ra theo quy trình lắng nghe, học bằng cách lặp lại và tự tìm ra các quy tắc cho riêng mình theo cách hoàn toàn bản năng. Bởi thế, trẻ sẽ học nhanh và dễ dàng tiếp thu những kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
Nhiều nghiên cứu cũng cho biết thêm, việc trẻ tiếp xúc với một ngôn ngữ khác từ khi còn nhỏ sẽ giúp não của bé hoạt động thường xuyên và gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh. Cụ thể, những trẻ học ngôn ngữ thứ hai sớm sẽ có mật độ chất xám trong não cao hơn so với những trẻ không được học ngoại ngữ.
Ngoài ra, việc cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thứ hai ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ học ngữ âm và phát triển “thính giác” đối với ngôn ngữ, tạo tiền đề giúp bé nghe nói chuẩn sau này.
Phát triển ngôn ngữ tiếng Anh cho trẻ mầm non với Alostar
Bà Nguyễn Thùy Dương - Thạc sĩ ngôn ngữ, đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ và Giáo dục KSC cho biết: 3- 6 tuổi là giai đoạn trẻ học nói tiếng nên sẽ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Nếu được tiếp xúc với tiếng Anh ở độ tuổi này, mọi thứ với trẻ lúc này đều là mới nên trẻ sẽ ghi nhớ rất nhanh và quan trọng là sẽ không có “sự phân biệt” giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai.
Để tận dụng thời điểm “vàng” này một cách hiệu quả, đội ngũ chuyên gia KSC đã nghiên cứu và phát triển thành công ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ mầm non Alostar.
Chương trình tiếng Anh chuẩn quốc tế trên Alostar |
Chương trình của Alostar được xây dựng theo khung tham chiếu CEFR theo nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Cùng với 3 công nghệ giáo dục tiếng Anh hàng đầu hiện nay: Izy Speak - phát hiện và chỉnh sửa lỗi sai phát âm; Alotalk - Cuộc gọi giả lập với giáo viên bản địa; Alo Interact - Công nghệ tương tác hai chiều, Alostar mang đến cho trẻ môi trường luyện phát âm, luyện giao tiếp chuẩn Mỹ, đồng thời phát triển cả 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Không những là công cụ giúp trẻ học giỏi tiếng Anh, Alostar còn mang đến cho trẻ nền tảng vững chắc, phát triển toàn diện cả về tư duy, trí thông minh và kỹ năng sống thông qua chương trình Toán tư duy Singapore, Khoa học, Xã hội.
Tìm hiểu chi tiết tại: Ứng dụng Alostar
Một số cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả khác
Bên cạnh sử dụng Alostar, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp bổ trợ khác để giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất như:
Tắm ngôn ngữ cho trẻ hàng ngày
Tắm ngôn ngữ tiếng Anh là phương pháp giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc và phát triển kỹ năng ngôn ngữ từ khi còn nhỏ, cần được áp dụng dù cho bố mẹ có biết tiếng Anh hay không. Do đây là phương pháp hoàn toàn tuân theo quy luật phát triển ngôn ngữ tự nhiên nên có thể áp dụng với bất kỳ lứa tuổi nào và đặc biệt hiệu quả với trẻ trong độ tuổi từ 3-6 tuổi.
Bố mẹ cần cho bé tắm ngôn ngữ hàng ngày |
Ngôn ngữ được phát triển theo thứ tự gồm nghe - nói - đọc - viết. Trong đó, nghe - đọc là dạng kỹ năng tiếp nhận (receptive skills) trong khi nói - viết là dạng kỹ năng biểu hiện (productive skills). Do đó, để có thể nói giỏi thì trước tiên phải nghe nhiều, để viết giỏi thì phải đọc nhiều. Từ đây, nếu bố mẹ muốn con tiếp xúc sớm và có thể nói được tiếng Anh thì nên cho trẻ tắm ngôn ngữ tiếng Anh mỗi ngày.
Ở giai đoạn này, ngôn ngữ được tiếp thu được sẽ đi thẳng vào tiềm thức nên trẻ có thể ghi nhớ một cách tự nhiên và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh theo cách bản năng.
Chơi trò chơi cùng con
Cho trẻ chơi các trò chơi trí tuệ có lồng ghép tiếng Anh cũng là một cách để giúp trẻ hứng thú hơn với bộ môn này. Ba mẹ có thể tự tổ chức các trò chơi tiếng Anh cho con hoặc cho trẻ chơi các games giáo dục trên các thiết bị di động thông minh.
Cùng con tham gia các trò chơi giúp phát triển ngôn ngữ |
Khi tham gia các trò chơi tiếng Anh, trẻ không chỉ dùng tay, mắt để học mà thay vào đó, con có thể vận dụng toàn bộ các giác quan. Bằng cách này, trẻ nhớ sâu và lâu hơn các kiến thức đã học, đặc biệt là ghi nhớ về cách phát âm, ngữ nghĩa của từng từ vựng được học trước đó.
Phát triển ngôn ngữ qua phim hoạt hình
Phim hoạt hình là người bạn đồng hành quen thuộc với trẻ nhỏ nên khi xem phim hoạt hình tiếng Anh, bé sẽ tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên mà không có cảm giác đang bị ép học. Cùng với đó, những bộ phim hoạt hình với nội dung đơn giản dễ hiểu và gần gũi với cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bé có khả năng tiếp thu hiệu quả nhất.
Hầu hết những phim hoạt hình tiếng Anh hiện nay đều được lồng tiếng bởi diễn viên có giọng bản ngữ chuẩn và dễ nghe. Điều này sẽ giúp bé có thể nghe và hiểu được nội dung truyền tải của bộ phim cũng như các cụm từ mẫu câu phổ biến trong phim.
Cho trẻ vẽ tranh
Vẽ tranh cũng là một cách tuyệt vời để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non liên quan đến màu sắc. Bố mẹ có thể cho trẻ vẽ tranh theo nhiều hình thức khác nhau như vẽ tranh theo mẫu có sẵn, tô màu cho tranh hoặc để trẻ tự sáng tạo nên một bức tranh theo trí tưởng tượng của mình… Sau đó, cha mẹ có thể dạy trẻ nhiều từ vựng khác nhau về màu sắc bằng cả tiếng việt lẫn tiếng Anh như như quả chuối có màu vàng (banana is yellow), cỏ có màu xanh lá cây (grass is green), mây có màu trắng (clouds are white)…
Đây còn là một hoạt động bổ ích giúp trẻ có cơ hội thể hiện cảm xúc của bản thân qua các bức tranh cũng như tạo điều kiện để bố mẹ được giao tiếp với bé, hỏi bé những câu hỏi liên quan đến bức tranh bé đang vẽ. Thông qua những hành động này có thể giúp bé gợi nhớ về những từ đã được học cũng như kích thích bé giao tiếp và trao đổi thông tin.
Tạo cơ hội phát triển ngôn ngữ mọi lúc và mọi nơi
Việc tạo môi trường hoàn hảo để bé có thể tiếp xúc với tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi sẽ giúp kích thích khả năng tư duy và trí nhớ của bé một cách tối ưu. Vậy làm thế nào để tạo môi trường học tiếng Anh phù hợp nhất cho bé trong giai đoạn này? Bố mẹ có thể đăng ký cho con tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, dã ngoại có sự tham gia của người nước ngoài.
Nên cho trẻ tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh |
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng những câu giao tiếp đơn giản với bố mẹ cũng là cách để bé có thể phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên, bố mẹ đã biết cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tạo nền tảng tốt nhất để trẻ đạt được thành công trong tương lai. Việc cho trẻ mầm non tiếp xúc sớm với ngôn ngữ mới sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, giúp bé phát triển tốt hơn về sau.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.