Loại nước chống đột quỵ, giảm cân mà người Trung quốc dùng để nấu cơm
Với người dân ở khu vực châu Á, cơm là món không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, thế nhưng ở mỗi đất nước, vùng miền lại có cách nấu cơm khác nhau. Ở Trung Quốc, nhiều người dân không nấu cơm bằng nước lọc mà thường sử dụng nước trà.
Từ thời nhà Đường, phương pháp nấu cơm này đã được truyền tụng. Trong cuốn "Bản thảo thập di", có đoạn nhắc: "Dùng nước trà lâu dài có thể làm cơ thể mảnh mai, giảm mỡ, đánh bay nhiều căn bệnh mãn tính khó chịu".
Ở Nhật Bản, nước trà được người dân sử dụng mỗi ngày, thậm chí họ còn có hẳn món cơm chan nước trà gọi là Ochazuke (hoặc chazuke). Với công dụng thanh nhiệt, giảm ngán cho món ăn.
Nếu như gạo rất giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch. Thì trà xanh có chứa chất alcaloid, polyphenol cùng các vitamin và khoáng chất có nhiều tác dụng khác nhau như chống xơ cứng mạch máu, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid máu, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư...
Nấu cơm với trà xanh không chỉ có tác dụng khử nhờn, thông miệng, hỗ trợ tiêu hóa mà còn có nhiều công dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe. Cách nấu cơm với nước trà rất đơn giản: Bạn chỉ cần ngâm 1 ít trà khô vào nước để rửa trà. Đổ phần nước đó đi và đổ nước nóng vào cho đến khi trà thôi hết màu ra nước. Đổ nước trà vào gạo và nấu cơm như bình thường (không sử dụng bã trà để nấu cơm).
Dùng nước trà xanh nấu cơm, cơ thể sẽ nhận được những "món quà bất ngờ" cho sức khỏe
1. Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả hơn
70-80% lượng nước trong trà có chứa polyphenol, chất này được chứng minh có thể tăng cường độ dẻo dai của vi mạch và ngăn ngừa sự tổn thương của máu. Hơn nữa, chất polyphenol trong trà cũng có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và ức chế quá trình xơ vữa động mạch. Người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn cơm nấu với nước trà có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
2. Ngăn ngừa khối u đường tiêu hóa
Chất polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine gây ung thư trong cơ thể người, do đó có thể ngăn ngừa các khối u đường tiêu hóa.
3. Phòng chống đột quỵ
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ là do quá trình sản sinh lipid peroxit trong cơ thể người làm cho thành mạch máu mất tính đàn hồi. Trong khi đó, chất tannin trong trà có tác dụng kiềm chế sản sinh lipid peroxit nên có tác dụng phòng chống đột quỵ rất hiệu quả.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Trong sách y học "Bổ trung lương dược" đời Đường ở Trung Quốc có ghi chép về việc nấu cơm với trà có tác dụng kích thích tiêu hóa, phân hủy chất béo, từ đó giúp cơ thể giảm cân tốt.
5. Ngăn ngừa bệnh răng miệng
Florua có trong trà là một chất không thể thiếu và quan trọng đối với men răng. Việc ăn cơm được nấu cùng nước trà sẽ có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu răng.
Lưu ý:
- Không sử dụng quá nhiều trà trong một lúc. Có thể dùng nước lá chè tươi thay thế cho trà.
- Không dùng nước trà để qua đêm.
- Nếu nấu cơm bằng nước trà thì nên dùng nhiều các thức ăn giàu đạm, giàu chất sắt như: sữa, trứng, thịt nạc, đậu, hạt , nấm, vừng, rau quả tươi...
Ngoài trà xanh, 2 loại trà dưới đây cũng có thể sử dụng để nấu cơm
1. Tăng mỡ máu: Nấu cơm cùng trà Phổ Nhĩ
Trà Thổ Nhĩ rất giàu statin, có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu, có lợi cho việc giảm mỡ máu.
2. Đường huyết cao: Nấu với trà ô long
Polysaccharides trong trà ô long có thể làm giảm quá trình tạo gluconeogenesis và sản lượng glucose ở gan bằng cách cải thiện chức năng chống oxy hóa của cơ thể và tăng cường hoạt động glucokinase của gan, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
https://afamily.vn/loai-nuoc-chong-dot-quy-bao-ve-tim-ma-nguoi-trung-quoc-dung-de-nau-com-nguoi-nhat-dung-de-tron-com-o-viet-nam-ban-rat-re-ma-khong-biet-2022021914544319.chn
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.