Loại rau Việt Nam có nhiều, được người Trung Quốc ưu ái, ví như "nhân sâm đầu mùa"

(lamchame.vn) - Đây là loại rau chứa nhiều dưỡng chất, có thể chế biến thành các món như luộc, xào, nấu lẩu… đều rất ngon.

Rau cải thìa hay cải chíp, cải muỗng là một loại rau xanh vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Rau cải thìa có thể chế biến thành các món như luộc, xào, nấu lẩu… đều rất ngon.

Người Quảng Đông, Trung Quốc, từ xưa đã ưu ái cải thìa vì nó được mệnh danh là “nhân sâm đầu mùa” nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời.

Không chỉ là rau ăn, cải thìa còn được biết tới là thuốc chữa bệnh bổ dưỡng. Nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay cải thìa chứa nhiều dưỡng chất. Trong 100g cải thìa có 54 kcal năng lượng, 0.2 gram chất béo, 0.04 mg thiamine, 0.09 mg axit pantothenic, 2.2 gram carbohydrate, 1 gram chất xơ, 1.5 gram protein và các vitamin muối khoáng như: vitamin A, vitamin C, beta-carotene, folate, magiê, kali, natri,…

Theo ông Sáng, trong rau cải thìa còn chứa hợp chất phenolic, có khả năng chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh.

 - Ảnh 1.

Rau cải thìa luộc (ảnh minh họa).

Tác dụng của cải thìa

Ông Sáng cho hay cải thìa có vị cay, ấm, tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, làm tan sưng... Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh tốt cho sức khỏe.  

Không chỉ phần lá rau mà hạt cải thìa cũng có nhiều công dụng. Hạt cải thìa có tên gọi khác là bạch giới tử. Trong y học cổ truyền, hạt cải có vị cay, tính ấm, vào kinh Phế; có tác dụng làm ấm phổi, long đờm (do lạnh), giảm đau tiêu thũng.

Theo sách Cây thuốc, bài thuốc và Biệt dược, hạt cải có thể dùng chữa các chứng bệnh ho có đờm (do lạnh), hen suyễn, tức ngực, giúp lưu thông những thứ bị đọng trệ, trị chứng chân tay – khớp đau nhức.

Bài thuốc từ cải thìa

- Chữa ho do lạnh, hen suyễn nhiều đờm, tức ngực: Hạt cải thìa 3g, hạt củ cải 9g, hạt tía tô 9g. Sắc uống.

- Chữa đờm tắc, khó thở, đau nhức các khớp chân tay: Hạt cải thìa 10g, một dược 10g, mộc hương 10g, quế tâm 10g. Tán bột mỗi ngày uống 3g, 2 lần/ngày.

- Chữa áp xe lạnh, nổi hạch, nhọt lâu ngày không rõ nguyên nhân: Hạt cải thìa, hành củ, củ cải tán thành bột, hành giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt áp xe, ngày 1 lần tới khi khỏi thì dừng.

- Chữa nhiệt miệng: Rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già thái lát, sao nhỏ lửa vàng cháy, tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Dùng liền 3 - 5 ngày.

- Chữa cảm mạo: Rễ cải thìa 50g rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g. Đổ 400ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng.

  • - Chữa đầy bụng, khó tiêu: Rau cải thìa rửa sạch giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml. Dùng liền 3 -5 ngày.

- Giải độc rượu, lợi tiểu: Lõi cải thìa tươi cắt đoạn, thêm giấm, muối ăn, dầu mè, tỏi đánh đều. Ăn sống, có thể đun với nước thành canh để ăn.

Ông Sáng cho hay khi dùng cải thìa làm thuốc, người dân cần đảm bảo rau có nguồn gốc rõ ràng, nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn về y học cổ truyền. Ăn rau cải thìa hỏng sẽ bị trúng độc. Do đó, khi cất trữ, mọi người cần chú ý chống thối. Người bị khí hư, vị hàn thì không được ăn nhiều.

Lưu ý, hạt cải thìa không nên dùng cho người thể yếu mệt, yếu phổi, ho khan.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang