Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh: "Đồng đội ơi an nghỉ nhé, sứ mệnh người lính chúng tôi sẽ thay anh hoàn thành"

Hãy yên nghỉ nhé đồng đội. Chúng tôi sẽ thay các anh tiếp tục thực hiện sứ mệnh của trái tim của mỗi người lính', khi cánh tay ấy giơ lên chào tiễn biệt thì cũng là lúc trái tim các anh vang lời thì thầm.

"Mọi người tìm cách đổ về xuôi

Các anh lặng lẽ hành quân về phía núi

Đôi dép cao su, chiếc mũ cối gắn ngôi sao vì nước quên mình

Các anh đi giữa mùa bão: Lặng thinh".

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

Đất ôm người

Tang lễ 13 cán bộ chiến sĩ chưa qua, tin đau thương lại tới, con số 22 vẫn đầy đau đớn. Đến thời điểm hiện tại 22 cán bộ chiến sĩ đã tìm thấy, không có phép màu nào xảy ra… 

Sau một ngày mệt nhoài vì giúp dân chạy lũ, chiến sĩ Đoàn 337 (Quảng Trị) về đơn vị lúc 0h. Khi họ vừa nghỉ ngơi thì ngọn núi phía sau ập xuống lúc 2h sáng ngày 18/10. "Nhiều mảng tường đổ sập, tiếng la hét khắp nơi", chiến sĩ sống sót sau vụ sạt lở đất tại Đoàn 337 nhớ lại. 

Mưa to cùng với núi lở liên tục. 3 dãy nhà bị đất đá cuốn phăng. Hàng nghìn khối đất đá ập xuống, san phẳng dãy nhà có hàng chục người đang ngủ bên trong.Vụ sạt lở đã tiếp tục vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337.

Dưới cơn mưa rừng nặng hạt, những người đồng đội tại Đoàn 337 xót xa ghi lại từng danh tính, quê quán của các nạn nhân được xác định tử vong. Việc cập nhật thông tin quê quán của một số người vẫn đang khó khăn, do tất cả sổ sách quân lực cũng bị vùi lấp. 

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

"Còn ai không?

Đồng đội ơi...

Hãy đáp lại một lời thôi cũng được

Một lời thôi... yếu ớt

Đồng đội ơi, nghe tiếng... tìm về

Đừng nằm dưới đất kia

Đừng trôi theo lũ ống

Đừng từ bỏ hi vọng mong manh về sự sống

Đồng đội ơi! Cả nước đang kiếm tìm".

Khoảnh khắc phải chứng kiến đồng đội của mình nằm xuống mà không tài nào cứu được nó đau đớn nhường nào. 22 cán bộ chiến sĩ đã tìm thấy, cơn mưa nước mắt lại một lần nữa lại tới, như lũ chồng lũ thường tới ở mảnh đất miền Trung khắc nghiệt này. 13 và 22, đó là những con số đớn đau, gần như nhân đôi sự mất mát, nhưng chắc hẳn là nhân nhiều lần, bởi 1 người ra đi không phải là nỗi đau của 1 người còn lại.

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

Nước mắt, những cái ngã khuỵu, sự gục ngã và cả niềm hy vọng mỏng manh vỡ tan khi các anh “trở về”. 

Sẽ chẳng có lời nào để tả chúng bởi bạn nhìn thấy chỉ là hình ảnh là khuỵu xuống, gục ngã hoặc gào thét, còn với những người vợ, người mẹ, người con, người cha kia…  nhưng bên trong thì đó là tận cùng đớn đau.

 
 
 

Chào tiễn biệt đồng chí, chắc các anh đã mệt rồi!

Tất cả nỗi đau đều là thật! 

Nhưng có 1 hình ảnh đã chạm đến trái tim của nhiều người theo cách rất khác. Ấy là lời chào cuối cùng của những người đồng đội lúc đưa tiễn anh trên đường trở về với đất mẹ. 

Không có nước mắt, chỉ có sự nghiêm trang, chỉ có cánh tay đưa lên chào như lời tiễn biệt nhà binh đầy nghiêm khắc nhưng chứa chan ân tình. Ấy là 1 lời chào bi tráng!

Những tâm sự khi xa nhà, những giọt mồ hôi trên thao trường cùng đổ xuống, bữa cơm chung ấm tình, cùng cười và cùng khóc… Nó chân thực như trong bài thơ Đồng chí chúng ta từng học thuộc lòng: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”.

Và rồi có ngày tiễn biệt theo cách như thế này...

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

Thật khó để thấy các anh khóc. Cũng chẳng dễ thấy sự ngã gục nào, chỉ có bàn tay đưa lên chào tiễn biệt đầy cương nghị và mạnh mẽ, cũng có khi có những giọt nước mắt được len lén chấm đi. Trái tim những người lính nào đâu phải sắt đá, cũng biết vỡ vụn nỗi đau như bất kỳ ai khác cơ mà!

Các anh gửi lời chào tiễn biệt kiểu nhà binh, nhưng bên trong là những xúc cảm lay động rất đỗi đời thường. Nếu có thể khóc có lẽ nỗi buồn sẽ vơi đi 1 chút, nhưng người mạnh mẽ nuốt nỗi đau vào trong có lẽ sẽ thật lâu nguôi…

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

Các anh không thể khóc, hôm nay là đồng đội, mai không thể biết là ai khác. Nghiệp nhà binh thời bình, cứ tưởng bình yên, nhưng không hẳn thế đâu. Bộ đội Cụ Hồ luôn sẵn sàng lên đường, nhiệm vụ thời bình là cứu dân mà chưa từng nghĩ đến nguy nan.

Cho đến hôm nay chứng kiến lời chào tiễn biệt lúc tia hy vọng mỏng manh cuối cùng đã dập tắt, lúc đón các anh trở về thì những cánh tay chào kiểu nhà binh kia là đong đầy bao cảm xúc cho người chứng kiến. Là nỗi đau nén lại, là đau thương biến thành hành động, là ý chí quật cường, là nỗi buồn bi tráng, là lời khẳng định trong đau thương: "Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa/ Vui gì hơn làm người lính đi đầu". Các anh không chọn phần việc nhẹ nhàng, đầu sóng ngọn gió là nơi các chiến sĩ sẽ xông pha và đương đầu.

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

Điếu văn của Trung tướng Nguyễn Doãn Anh đã viết lúc đưa tiễn 13 cán bộ, chiến sĩ: "Xin gửi lời chào vĩnh biệt, các chiến sĩ an nghỉ trong lòng đất mẹ. Phẩm chất đạo đức và sự dũng cảm của các đồng chí luôn sống mãi trong tim của đồng đội và nhân dân. Xin kính cẩn nghiêng mình trước sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ, giữ bình yên cho nhân dân". Trung tướng cũng khẳng định: Cứu giúp nhân dân là nhiệm vụ chiến đấu của bộ đội trong thời bình, là mệnh lệnh từ trái tim của người lính, của Bộ Đội Cụ Hồ.

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

“Chào đồng đội nhé, hãy khép bờ mi thanh thản trở về với đất mẹ, các anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Nhiệm vụ này chúng tôi xin gánh tiếp và hoàn thành, các anh hãy thanh thản ra đi. Xin gửi các anh cái ôm từ xa tiễn biệt”, người ta có cảm giác đọc được lời thì thầm ấy khi cánh tay rắn rỏi đưa lên chào đồng đội của mình. Dáng đứng vẫn nghiêm nghị, ánh mắt nhìn thẳng mà bên trong là lời tiễn biệt, là bao tình cảm thiết tha, là quyết tâm, là lời an ủi, là cả lời hứa hẹn sẽ gánh vác nhiệm vụ tròn vai…

Lời chào tiễn biệt đầy bi tráng của nhà binh:
 

Đó là lời chào mạnh mẽ và… thiết tha, chỉ có ở quân ngũ. Những người mặc áo xanh luôn đứng đầu sóng ngọn gió từ thời chiến lẫn thời bình. 

Đoạn thơ quen thuộc lại vang lên vừa hào hùng khi chứng kiến lời chào đồng đội lần cuối cùng của các chiến sĩ giành cho đồng đội mình:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Áo bào thay chiếu, anh về đất...”.

“Hãy yên nghỉ nhé đồng chí, các anh đã chiến đấu vất vả rồi. Chúng tôi sẽ thay các anh thực hiện tiếp sứ mệnh này. Bộ đội Cụ Hồ không có khó khăn nào mà chùn bước đâu”. Ấy là một lời chào quân ngũ không là nước mắt, không ủy mị nhưng đẹp đẽ, thiết tha và bi tráng vô cùng!

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang