Không có món quà nào xứng đáng cho cha mẹ hơn là việc khẳng định họ đã nuôi dạy những đứa trẻ ngoan. Đây là một khái niệm khá bao quát khi nó đòi hỏi đứa trẻ phải là một người tử tế, siêng năng, hiểu và biết chia sẻ cảm xúc với người khác.
Nhưng người Đan Mạch đã biết cách để nó trở nên dễ hiểu và thiết thực hơn khi họ tin rằng tất cả những điều trên được hình thành từ sự đồng cảm. Và ở Đan Mạch, việc giảng dạy về sự đồng cảm là rất quan trọng.
Kể từ năm 1993, chương trình giảng dạy bài học về sự đồng cảm cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi được áp dụng mỗi tuần 1 lần. Nó chính là nguyên nhân giúp Đan Mạch trở thành 1 trong 3 nước hạnh phúc nhất thế giới.
Vậy sự đồng cảm mà những đứa trẻ được học ở trường thông qua những khía cạnh nào?
Trẻ em Đan Mạch coi trọng tinh thần đồng đội
Trong bài học thấu cảm, học sinh Đan Mạch chia sẻ vấn đề của họ trong khi cả lớp lắng nghe. Thay vì phán xét hành động hay quyết định của người khác, học sinh sẽ tập trung vào các câu hỏi như: Tại sao bạn nghĩ rằng bạn ấy đã làm điều đó? Bạn nghĩ vấn đề này có thể được giải quyết như thế nào?...
Giáo viên và học sinh làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Và bài tập này giúp trẻ em hiểu được mình đến từ đâu và mở đường cho lòng tốt hơn là khinh miệt người khác.
Học sinh Đan Mạch không cạnh tranh với nhau
Làm việc theo nhóm cũng rất quan trọng, chiếm tỷ lệ 60% các nhiệm vụ phải thực hiện ở trường. Vì các học sinh không được xếp hạng, không có huy chương hoặc danh hiệu giành cho những đứa trẻ xuất sắc trong các môn học hoặc thể thao sẽ giúp các học sinh nâng đỡ và thúc đẩy lẫn nhau. Không có sự cạnh tranh sẽ tốt cho bản thân từng cá nhân học sinh, mục tiêu là để tốt hơn cho chính họ mà không phải là người khác.
Người Đan Mạch tin rằng mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, và việc cộng tác với các bạn cùng trang lứa giúp chúng học được môn học tốt hơn nhiều. Nó cũng giúp ích cho việc xây dựng các kỹ năng đồng cảm của tất cả thành viên. Bạn phải học cách đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cách học tập và hoạt động.
Nỗ lực kết nối với nhau
Khi không có vấn đề phải vận dụng trí não, các học sinh sử dụng thời gian để thư giãn và thực hành "hygge". Đây là một từ tiếng Đan Mạch có nghĩa là dành thời gian chất lượng với gia đình và bạn bè để tháo gỡ, giải tỏa tâm trí và là khoảnh khắc để kết nối với nhau.
Điều này phù hợp với một trong những chính sách giáo dục của Đan Mạch: giá trị của trò chơi miễn phí giúp dạy về sự đồng cảm và kỹ năng đàm phán. Với họ, trẻ em học nhiều hơn và tốt hơn khi chúng vui chơi.
Ở Đan Mạch, giờ học đồng cảm quan trọng giống như bất kỳ môn học nào khác. Vì vậy học sinh sẽ không bỏ qua nó. Và những giờ học này giúp học sinh xây dựng các mối quan hệ tốt hơn, ngăn chặn bắt nạt và thành công trong công việc ở trường. Đồng thời nó cũng giúp trẻ trở nên tập trung hơn vào các mục tiêu cá nhân của mình.
Do đó có thể nói, dạy trẻ sự đồng cảm chính là cách mà Đan Mạch trở thành một trong những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.