Mong muốn giữ cân nặng hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của chị em phụ nữ. Điều này lại càng đúng hơn khi mẹ chào đón sự xuất hiện của thai nhi. Không chỉ về mặt thẩm mỹ, tăng cân quá mức trong thai kỳ còn khiến mẹ lo lắng vì những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển toàn diện của bé yêu trong bụng. Để không phải lo lắng về vấn đề này, hãy cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn uống vào con không vào mẹ.
Mách mẹ bầu phương pháp ăn uống giúp vào con không vào mẹ
Trong suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sống và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền cho. Bởi vậy, mẹ có đủ chất dinh dưỡng thì con cũng mới khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
|
Nếu bà bầu thừa cân, cần đặc biệt lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Muốn hạn chế không gia tăng cân nặng nhiều hơn nữa mẹ cần lưu ý:
- Không bỏ bữa sáng
Thói quen ăn sáng là một trong những thói quen bà bầu cần duy trì để tốt cho thai nhi. Đây là một thói quen rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.
- Bà bầu nên uống đủ nước
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Tuy nhiên bà bầu không nên uống quá 3 lít nước/ ngày sẽ gây ra tình trạng cồn cào bụng khi mang thai.
- Hạn chế ăn vặt
Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Ngoài việc ăn những bữa ăn chính. Mẹ nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén cho chị em.
- Ăn chậm nhai kỹ
Những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh. Mẹ nên ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Điều này giúp mẹ kiểm soát cơn thèm ăn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
- Hạn chế ăn đồ ngọt
Thực đơn cho bà bầu không tăng cân? Ăn đồ ngọt không kiểm soát có thể khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra mẹ cũng không nên ăn quá mặn. Ăn mặn khiến mẹ đối mặt với nguy cơ phù nước ở tay chân, tăng huyết áp. Khi ăn ở ngoài,mẹ hạn chế không ăn nhiều nước súp để tránh cơ thể hấp thụ nhiều bột ngọt, muối hay đường, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé nhé.
- Bà bầu nên chia nhiều bữa phụ
Bên cạnh đó, các bạn cũng chú ý khi ăn thì chia thành nhiều bữa nhỏ vì bụng bầu càng to ăn một lúc thật nhiều sẽ mang đến cảm giác no căng khó chịu hay bị tăng acid dịch vị. Đặc biệt, lúc ăn nhớ cố gắng nhai thật chậm từ từ để giúp cơ thể tiêu hóa tốt thức ăn, hấp thụ đầy đủ vitamin và để tránh cảm giác thèm ăn, muốn ăn thật nhanh, thật nhiều. Và một điểm quan trọng nữa là mỗi ngày các bạn nhớ vận động nhẹ, ví dụ như đi bộ từ 15 phút để nửa tiếng để giúp cơ thể khỏe mạnh, săn chắc và giảm bớt calorie thừa.
Bên cạnh việc phân bổ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu như trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý chế độ dinh dưỡng theo ba tam cá nguyệt để vừa khỏe cho bé lại vừa giữ dáng cho mẹ:
- Giai đoạn tam cá nguyệt 1: Bắt đầu chế độ ăn uống cho bà bầu bằng việc cắt giảm tinh bột, không ăn nhiều đồ ngọt. Chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu axit folic như các loại rau có màu xanh đậm, uống vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ. Lúc này, mẹ bầu không cần ăn nhiều hơn nhưng nên thẩn trọng trong việc lựa chọn món ăn cũng như nguyên liệu nấu nướng, tất cả đều phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giai đoạn tam cá nguyệt 2: Mẹ bầu nên ăn nhiều thức ăn bổ sung sắt và canxi vì đây là giai đoạn bé phát triển mạnh về chiều cao. Hãy tiếp tục ăn uống như bình thường và hạn chế tinh bột cùng đồ ngọt. Mỗi bữa, mẹ bầu chỉ nên ăn một bát cơm nhưng có thể ăn nhiều thức ăn. Nếu thường xuyên bị đói, mẹ bầu có thể chia nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa gồm 2 thìa cơm hoặc ăn thêm trái cây, các loại hạt tốt cho sức khỏe…
- Giai đoạn tam cá nguyệt 3: Đến giai đoạn bé cưng bứt tốc phát triển thể chất, mẹ bầu có thể tăng lượng tinh bột và uống nhiều sữa bầu để tăng cân, đồng thời thêm năng lượng chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Ở giai đoạn này, mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ ngày, ngày uống 2-3 ly sữa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên thường xuyên khám thai để đo cân nặng thai nhi, không để cân nặng thai nhi vượt quá 3,5kg sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những thực phẩm bà bầu ăn để vào con không vào mẹ
Với phụ nữ hiện đại, mang thai chỉ diễn ra 1-2 lần trong đời. Sau khi sinh ai cũng mong lấy lại vóc dáng nhanh chóng. Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn cho hợp lý để giữ dáng trước và sau sinh mà con vẫn phát triển khỏe mạnh. Sau đây là danh sách những thực phẩm bà bầu nên bổ sung vào khẩu phần ăn để ăn vào con không vào mẹ.
|
Khoai lang
So với nhiều loại thực phẩm khác, giá trị dinh dưỡng của khoai lang đặc biệt vượt trội hơn hẳn vì chúng chứa kẽm, sắt, magie, kali,.... Chính vì vậy. bà bầu ăn khoai lang mỗi ngày là cách tuyệt vời để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Cũng nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn khoai lang sẽ cảm thấy no nhanh hơn, từ đó hạn chế lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, tránh tình trạng ăn quá nhiều.
Táo
Trong táo chứa nhiều kẽm, chất béo, các nguyên tố vi lượng, vitamin và chất xơ cực kỳ có ích cho quá trình hoàn thiện các cạnh vỏ não thai nhi. Bà bầu ăn táo sẽ giúp thai nhi phát triển chỉ số IQ, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ tốt.
Không những thế, một quả táo có thể cung cấp năng lượng tức thì cho mẹ bầu, giảm cảm giác mệt mỏi nhờ hàm lượng đường tự nhiên trong táo cao nhưng lượng calo cực kỳ thấp. Vì vậy, mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng khi ăn loại trái cây này.
Quả bơ
Nếu muốn giữ câng nặng ổn định và không bị tăng cân quá nhiều, khi quyết định thêm bơ vào chế độ ăn hàng ngày hãy chắc chắn đã cắt giảm lượng calo ở các món ăn khác vì hàm lượng calo trong quả bơ khá cao. Ngoài ra, mẹ nên ăn trực tiếp bơ tươi, không nên uống sinh tố vì đường và sữa trong sinh tố sẽ làm mẹ dễ tăng cân hơn.
Súp lơ xanh
Trong một 100gr súp lơ chỉ chứa khoảng 50 calo. Rất thích hợp cho những mẹ bầu thừa cân hoặc không muốn tăng cân quá nhiều khi mang thai. Ngoài ra, súp lơ xanh cũng đặc biệt tốt với những mẹ thường xuyên bị chuột rút vì trong loại rau này có chứa một lượng kali đáng kể giúp ngăn ngừa hiện tượng co cơ và cao huyết áp.
Rau bina
Với bà bầu, lrau bina giúp điều hoà lượng đường trong máu, loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể, giảm thiểu nguy cơ béo phì vì trong loại rau này chứa rất nhiều vitamin, chất xơ nhưng lại có lượng calo khá ít.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin K, cùng các khoáng chất như canxi, magie trong rau sẽ giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khoẻ, tránh bệnh còi xương, dị tật cột sống sau khi trẻ chào đời.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu không tăng cân nhiều
Để quá trình mang thai không tăng cân nhiều, mẹ cần đảm bảo những chất sau:
- Tinh bột: Một ngày mẹ nên ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng có thể thay bằng bánh mì hoặc khoai lang.
- Thịt: Mẹ nên luân phiên thực phẩm này trong tuần mỗi món 2-3 bữa, đặc biệt nên bổ sung nhiều thịt nạc và thịt bò.
- Cá: Mỗi tuần ăn 2-3 bữa, đa dạng các loại cá: cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá hồi,…
- Rau: Để bổ sung chất xơ tối đa, mỗi bữa ăn mẹ đều cần có rau xanh. Tốt nhất, mẹ hãy tìm ăn những loại rau có màu đậm, bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi.
- Hoa quả: Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong bữa chính và bữa phụ.
- Sữa: Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng, nếu không muốn tăng cân mẹ nên chọn loại sữa tươi không đường.
- Nước: Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày đã bao gồm, sữa, canh, súp, và hoa quả.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu một cách khoa học kết hợp với việc dành thời gian vận động 30 phút mỗi ngày chính là chìa khóa để mẹ bầu cung cấp đủ chất cho thai nhi mà vẫn kiểm soát được cân nặng hiệu quả.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.