Mang thai là thời điểm thay đổi rất lớn đối với cơ thể của phụ nữ, từ cân nặng, kích thước vòng bụng cho đến nội tiết tố bên trong và các cơ quan nội tạng cũng có nhiều sự biến đổi. Nhưng những thay đổi này sẽ không dừng lại sau khi sinh con. Người mẹ sẽ phải đối diện với hàng loạt biến đổi chóng mặt, thậm chí thay đổi ngay cả sau khi sinh khiến nhiều mẹ cũng phải 'toát mồ hôi'.
1. "Chân voi"
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo size bàn chân của 49 phụ nữ khi mang thai và 6 tháng sau khi sinh. Kết quả là chiều dài bàn chân của những mẹ này tăng thêm từ 2-10mm. Theo thống kê, 70% phụ nữ từng trải qua hiện tượng "chân voi" lúc mang thai và sau khi sinh. Sự thay đổi kích thước của bàn chân là do hormone relaxin gây ra, nó làm cho các khớp và gân linh hoạt hơn nên có thể ảnh hưởng đến bàn chân. Tuy nhiên có một điều thú vị là kích thước bàn chân mẹ chỉ thay đổi khi mang thai và sinh bé đầu.
2. Hông nở
Như đã nói ở trên, hormon relaxin mà sẽ làm giãn gân kết nối các xương chậu với nhau, đó là lý do tại sao hông của người mẹ nở rộng hơn trước khi có em bé. Hông mở to hơn giúp mẹ dễ dàng sinh bé khi đến ngày chuyển dạ. Hông của một số mẹ sẽ trở lại hình dạng ban đầu ngay sau khi sinh, nhưng cũng không ít mẹ giữ nguyên hình dáng hông nở như vậy kể cả sau khi sinh.
3. Ngực nở
Ngay sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm, trong khi prolactin, hormone giúp tạo sữa mẹ, tăng lên. Sự thay đổi này làm cho bộ ngực của người mẹ thậm chí còn lớn hơn khi mang thai vì lưu lượng máu và sữa tăng lên. Nó đạt cực đại từ hai đến ba ngày sau khi sinh, ngực của mẹ sẽ khá cứng và đau.
4. Đổi màu tóc
Mang thai có thể khiến tóc của mẹ đổi màu. Điều này xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra thiếu melanin. Đối với một số mẹ, đổi màu tóc chỉ là tạm thời, nhưng có những mẹ màu tóc sẽ biến đổi vĩnh viễn.
5. Thay đổi khẩu vị
Sau khi mang thai, khẩu vị và vị giác của người mẹ có thể thay đổi khá nhiều, thay vì thích ăn đồ ngọt thì nay mẹ bắt đầu thưởng thức món cay và ngược lại. Lý do là như nhau, sự mất cân bằng hormone trong cơ thể đã ảnh hưởng tới khẩu vị của mẹ và không ai có thể khẳng định sự thay đổi này kéo dài bao lâu.
6. Đổ nhiều mồ hôi
Hầu hết các mẹ có hiện tượng cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn sau khi sinh con, thường vào thời gian buổi đêm. Nguyên nhân do sự sụt giảm nồng độ estrogen trong máu. Đây là một quá trình tự nhiên, nhưng trong một số trường hợp, đổ mồ hôi còn do các vấn đề liên quan tới tuyến giáp.
7. Mề đay, dị ứng
Có giả thiết cho rằng trong khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ đã làm việc hết công suất, ngăn chặn tất cả các phản ứng, kích thích, để làm cho cơ thể mẹ dễ chịu nhất có thể. Nhưng sau khi sinh thì cơ chế này ngừng hoạt động và cơ thể của người mẹ bắt đầu có phản ứng ngược trở lại với thức ăn, lông thú, v.v...
8. Vết xăm biến mất hoặc bị phá vỡ
Điều này đặc biệt đúng với những hình xăm trên bụng mẹ. Hình xăm trên các bộ phận khác của cơ thể như hông, ngực, ngực, cẳng tay, lưng và bất cứ nơi nào khác có thể xuất hiện vết rạn da. Bởi khi có thai và sinh em bé, bụng và các bộ phận khác trên cơ thể mẹ bị kéo căng, giãn nở rất nhiều nên hình xăm sẽ bị phá vỡ hoặc biến mất theo đó.
9. Vẫn cảm thấy chuyển động trong bụng dù đã sinh
Trong những tháng đầu sau khi sinh, người mẹ vẫn có thể cảm thấy những cú đá vào thành bụng. Đó là do hiện tượng co thắt cơ hoặc do tử cung vẫn đang tiếp tục co bóp. Nhiều mẹ tỏ ra bất ngờ, thậm chí hoang mang vì cảm giác cứ như vẫn còn 1 em bé nữa trong bụng. Tuy nhiên mẹ không cần quá ngạc nhiên vì cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất 1 vài tháng sau khi sinh bé mà thôi.
Nguồn: Brightside
Link bài gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/mang-thai-sinh-con-va-nhung-thay-doi-chong-mat-tren-co-the-khien-me-nao-cung-toat-mo-hoi-hot-22202018115153463.htm
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.