Mẹ đảm ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm chọn đồ gia dụng vừa thẩm mỹ vừa bền theo thời gian

Căn bếp xinh xắn với những đồ gia dụng tiện ích, bền đẹp và đặc biệt là mang lại cảm hứng để chế biến nhiều món ngon chính là mục tiêu hàng đầu khi lựa chọn mua sắm của chị Hồng Lê.

Không gian nấu nướng của gia đình chị Hồng Lê nhỏ xinh, ấn tượng với những đồ gia dụng được chị tâm huyết lựa chọn. Góc bếp được thiết kế đơn giản với các ngăn tủ đựng đồ. Mỗi khu vực đều được chị Hồng Lê sắp xếp phù hợp để có thể dễ dàng giúp không gian ngăn nắp, thoáng gọn, đặc biệt là dễ dàng tìm kiếm hay cất đồ khi sử dụng xong.

Để tiện lợi cho công việc nấu nướng và chế biến những món ăn ngon cho gia đình, đồng thời đáp ứng được các yếu tố cần thiết như bền, đẹp..., chị Hồng Lê sau một thời gian tìm hiểu đã quyết định lựa chọn các hãng gia dụng của Đức.

Theo kinh nghiệm chọn lựa đồ gia dụng cũng như trải nghiệm thực tế, chị Hồng Lê cảm nhận rằng, nếu như hàng Nhật có độ bền vài chục năm thì hàng Đức có độ bền lên tới 100 năm, đặc biệt là các loại gia dụng dùng để nấu nướng như nồi, xoong inox...

Chị cũng nhận thấy rằng, nếu như đồ Nhật đảm bảo về chất lượng thì đồ của Đức lại đảm bảo được cả yếu tố chất lượng vượt trội và tính thời trang.

Kinh nghiệm chọn đồ gia dụng vừa thẩm mỹ vừa bền theo thời gian của bà mẹ Hà Nội - Ảnh 1.

Căn bếp nhỏ với đầy đủ đồ gia dụng của Đức.

Kinh nghiệm chọn đồ gia dụng vừa thẩm mỹ vừa bền theo thời gian của bà mẹ Hà Nội - Ảnh 2.

Bộ nồi chảo được chị Hồng Lê mua hãng xuất xứ Đức.

Với căn bếp nhỏ của gia đình mình, chị Hồng Lê sử dụng khá nhiều thương hiệu gia dụng nổi tiếng của Đức như WMF, Silit, Zwilling, BSF... Chị Hồng Lê lưu ý rằng, tất cả các thương hiệu này đều có nhà máy ở Trung Quốc. Các thương hiệu đều có các dòng sản phẩm phục vụ cho thị trường Trung Quốc.

Chị Hồng Lê chia sẻ cụ thể: "Ở thị trường Việt Nam hiện nay, tất cả các bộ nồi có giá từ 12 - 14 triệu 1 bộ 6 món thì đều là nồi sản xuất tại Đức. Đáy nồi dập nổi logo thương hiệu và dòng chữ Made in Germany.

Các dòng nồi dưới 10 triệu 1 bộ 6 món thường chỉ có in hoặc dập nổi logo thương hiệu nhưng không ghi dòng chữ Made in Germany. Mặc nhiên các bạn hiểu đó là hàng của hãng sản xuất tại nhà máy của hãng tại Trung Quốc hoặc các nước khác".

 
 

Đồ gia dụng luôn sáng bóng sau một thời gian dài sử dụng.

Về độ bền, theo chị Hồng Lê, hàng hãng sản xuất ở Đức hay Trung Quốc đều bền ngang nhau. Tuy nhiên, hàng sản xuất tại Đức có giá thành cao hơn do đồ được sản xuất đẹp hơn, sắc nét hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ hơn so với đồ sản xuất ở Trung Quốc.

Chị cho biết: "Có bộ nồi WMF sản xuất tại Trung Quốc về cơ bản nhìn khá thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu để so sánh với hàng sản xuất tại Đức sẽ thấy bộ nồi sản xuất tại Trung Quốc còn chưa tinh tế, làm không tinh xảo bằng. Vì thế, mình đã đầu tư khoảng 1000 đô cho bộ nồi 6 món và ba cái chảo hàng Made in Germany".

 
 

Chị chăm chút đồ dùng trong bếp từ những thứ nhỏ nhất.

Về dao, chị Hồng Lê chọn thương hiệu WMF và Zwilling bởi hãng thường sản xuất những bộ dao chất lượng tốt. Giá một bộ ba dao thái và 1 dao chặt xấp xỉ 5 triệu đồng. Loại dao này thường có độ bền 100 năm, càng dùng càng đẹp và càng bóng sáng. Chị lưu ý khi dùng dao kéo, không nên cho vào máy rửa bát sẽ làm dao bị cùn nhanh.

Theo chị Hồng Lê, đồ gia dụng của Hàn và Nhật hiện nay cũng khá chú trọng về thẩm mỹ, hợp túi tiền và đảm bảo bền qua thời gian. Với đồ gia dụng Đức, dù đảm bảo sự tinh tế và thời trang nhưng cũng có khá nhiều nhược điểm.

Ví dụ như bộ đựng gia vị của thương hiệu Zwilling được sử dụng chất liệu inox 304. Tổng thể sản phẩm đẹp, vệ sinh dễ dàng nhưng không đảm bảo sức khỏe vì muối có thể ăn mòn kim loại, lâu dần không tốt cho sức khỏe.

 
 

Bộ đồ đựng gia vị bằng inox khá thẩm mỹ nhưng có những nhược điểm nhất định.

Chị Hồng Lê lưu ý khi mua đồ, đặc biệt đồ điện gia dụng nên tránh mua nhiều món đồ có chức năng giống nhau hoặc na ná nhau. Ví dụ hãng WMF có máy luộc trứng nhưng không nên mua, đã có lò nướng có chức năng hấp thì không cần mua nồi hấp hoặc nồi chiên không dầu. Nếu thấy nồi chiên không dầu dễ làm sạch hơn thì không nên mùa lò nếu bạn không làm bánh hay không thường xuyên nấu nướng.

Trong căn bếp của chị Hồng Lê còn có máy vắt cam WMF, vắt ra cam sánh mịn, ngon và không mất nhiều nước, dùng bền hơn máy vắt cam Philip. Máy chạy khỏe nên có thể vắt cam xoàn ra hết nước. Máy có hai lõi, lõi vắt chanh và lõi vắt cam.

Máy cần tháo ra vệ sinh thường xuyên để tránh bị sinh bệnh vì nấm mốc. Nhược điểm của máy vắt cam này chính là nếu quả cam thuộc dòng khô cứng thì sẽ bị lực ma sát làm nhựa có phai màu ra miếng cam.

Kinh nghiệm chọn đồ gia dụng vừa thẩm mỹ vừa bền theo thời gian của bà mẹ Hà Nội - Ảnh 6.

Máy vắt cam.

Với đồ gia dụng điện, điện tử, dù sản xuất tại Trung Quốc nhưng lưu hành vào thị trường châu Âu đều đảm bảo chất lượng. Cùng một bộ đũa ăn của Zwilling nếu mua ở Đức thì giá cao gấp đôi mua bộ cùng loại ở Trung Quốc. Sản phẩm khi vào thị trường châu Âu có thêm thuế, phí nên giá thành thường cao hơn.

 
 
 

Cách nhận biết đồ gia dụng khi mua ở Đức.

Đặc biệt, khi mua đồ gia dụng Đức, chị Hồng Lê khuyên nên lựa chọn máy rửa bát. Máy rửa bát giúp đồ inox sáng bóng như mới. Dùng nồi Đức không nên dùng cọ rửa bằng sắt đang bán ở thị trường Việt Nam. Chị Hồng Lê dùng miếng cọ WMF sẽ không bị xước đồ nhưng vẫn đảm bảo dụng cụ sạch đẹp như mới sau khi sử dụng.

Kinh nghiệm chọn đồ gia dụng vừa thẩm mỹ vừa bền theo thời gian của bà mẹ Hà Nội - Ảnh 8.

Chị dùng cọ rửa của Đức để đảm bảo độ bền sạch, đẹp cho xoong nồi.

Nguồn ảnh: NVCC

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/me-dam-o-ha-noi-chia-se-kinh-nghiem-chon-do-gia-dung-vua-tham-my-vua-ben-theo-thoi-gian-162200910120138265.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang