"Mẹ dạy con thế nào, con quên rồi à" - Nhiều cha mẹ không đánh mắng mà hết lời khuyên bảo, nhưng vì sao con không muốn nghe?

Đạo lý luôn đúng, nhưng giảng đạo lý cho con là phương pháp giáo dục không hiệu quả.

Trong cuộc sống, các bậc phụ huynh luôn gặp vấn đề đau đầu thế này: Nhắc con mặc thêm áo, sợ con cảm lạnh, nhưng con cảm thấy cha mẹ thật phiền phức.

Nhắc con hạn chế chơi game, sợ con hư mắt, ảnh hưởng khả năng tập trung, thế mà con chơi game còn nhiều hơn cả trước khi bố mẹ nhắc.

Nhắc con ngủ sớm, thế là con giận dữ và leo lên giường ngủ, những lần sau nếu cha mẹ không nhắc thì con cũng không chịu đi ngủ.

Cha mẹ không đánh mắng con, ngược lại còn tôn trọng con, khuyên bảo con hết lời nhưng con vẫn không thay đổi. Rốt cuộc nguyên nhân là do đâu?

Đạo lý luôn đúng, nhưng giảng đạo lý cho con là phương pháp giáo dục không hiệu quả. Nhiều cha mẹ dạy con không thành vì giảng đạo lý trong khi đứa trẻ không muốn nghe. Càng nghe đạo lý thì đứa trẻ càng cảm thấy phản cảm, do đó uy quyền của cha mẹ cũng sẽ giảm bớt trước mặt trẻ.

Nhiều cha mẹ dạy con không thành vì giảng đạo lý trong khi trẻ không muốn nghe - Ảnh 1.
 

Không giảng đạo lý thì phải dạy con thế nào? Sau đây là cách cha mẹ nên làm:

1. Cha mẹ phải "thấu tình đạt lý" với con

Trên chuyến tàu điện ngầm, một người mẹ bắt con nhường chỗ cho một ông lão. Đứa trẻ lì lợm không đứng dậy, thế là người mẹ tức giận kéo con lên và giảng đạo lý: "Thường ngày mẹ dạy con thế nào? Con quên rồi sao? Con phải nhường chỗ cho người cao tuổi. Con phải lễ phép, phải vui vẻ giúp đỡ mọi người...".

Người mẹ dạy dỗ con trước mặt những hành khách trên tàu, kết hợp với hành vi bạo lực của người mẹ là lôi kéo con đứng đậy, điều này khiến trẻ cảm thấy vừa xấu hổ vừa phẫn nộ. Đứa trẻ phản kháng bằng cách vùng vằng thoát khỏi sự kìm kẹp của mẹ, nó nói rằng: "Con không muốn!". 

Đứa trẻ dường như rất tuyệt vọng, vô tội và cũng đáng thương. Nhiều cha mẹ đã quá cứng nhắc trong việc giảng đạo lý với con, nhưng họ đã bỏ sót điều quan trọng nhất là cảm xúc của con.

Lúc đứa trẻ đang quấy khóc, giận dữ, xấu hổ, nó sẽ không thể nào tiếp thu đạo lý của cha mẹ. Khi nhận thức của đứa trẻ ngày càng phát triển, thái độ giảng giải của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phát xét, phủ nhận, chỉ trích. Con sẽ cảm thấy cha mẹ nhìn như là kẻ vô tri, vô năng, từ đó nảy sinh lòng căm hận và chống đối cha mẹ.

Ví dụ, khi trẻ và em trai đang giành đồ chơi. Trước tiên, cha mẹ cần nhận định cảm xúc của trẻ, mẹ có thể nói: "Mẹ biết con thích món đồ chơi ấy, em trai giành với con nên con cảm thấy tức giận đúng không?".

Cha mẹ cần phải đứng ở lập trường của con để hiểu và cảm nhận. Cách này sẽ khiến trẻ bình tĩnh vì nhận thấy bản thân được tôn trọng. Con sẽ phối hợp với cha mẹ và giảm bớt thái độ thù địch.

Nhiều cha mẹ dạy con không thành vì giảng đạo lý trong khi trẻ không muốn nghe - Ảnh 2.
 

Nếu cha mẹ bắt đầu chỉ trích, giảng đạo lý với con, chẳng hạn: "Em trai chỉ chơi một lát, con là anh trai sao không nhường đồ chơi cho em?". Hành động này của cha mẹ chỉ khiến đứa trẻ kích động và sẽ không tiếp thu lời răn dạy của cha mẹ.

2. Hãy để con tự trải nghiệm hậu quả

Một cô bé 3 tuổi rất thích ngủ nướng, đồng hồ đã đổ chuông nhưng bé không chịu dậy. Mỗi lần cha mẹ đều gọi khản cổ họng thì cô bé mới lề mề thức dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng vội vàng rồi đến trường.

Cha mẹ nhắc cô bé nhiều là nên dậy sớm ăn sáng từ tốn sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn uống vội vàng không tốt cho sức khỏe, hơn nữa còn ảnh hưởng đến tâm trạng bắt đầu ngày mới. Cô bé lắng nghe lời cha mẹ và gật gù có vẻ hiểu chuyện, nhưng ngày hôm mọi chuyện vẫn lặp lại như cũ.

Vào một buổi sáng nọ, người chồng dặn dò vợ không gọi con dậy. Sau khi đồng hồ đổ chuông, người mẹ không đánh thức con, thế là thời điểm cô bé thức dậy đã trễ học và cô bé đến trường muộn.

Lần đi học muộn khiến cô bé bị giáo viên phê bình trước lớp. Kể từ ngày hôm đó, sau khi đồng hồ đổ chuông thì cô bé liền thức giấc, không còn đợi cha mẹ đánh thức vào mỗi sáng.

Nhiều cha mẹ dạy con không thành vì giảng đạo lý trong khi trẻ không muốn nghe - Ảnh 3.
 

Jean-Jacques Rousseau, nhà giáo dục người Pháp, đề xuất phương pháp giáo dục gọi là "Hậu quả tự nhiên": "Khi đứa trẻ phạm sai lầm sẽ dẫn đến hậu quả, nếu đứa trẻ trải nghiệm hậu quả thì nó sẽ rút ra bài học cho riêng mình".

Cho dù cha mẹ thay con lựa chọn, giảng giải đạo lý, nói cho con biết điều nên làm và điều không nên làm, thế nhưng chưa chắc đứa trẻ có thể hiểu được ý tốt của cha mẹ. Đứa trẻ cần thông qua trải nhiệm rút ra bài học cho bản thân, điều này có tính thuyết phục cao hơn những lời giảng dạy của cha mẹ.

Ví dụ, khi đến giờ ăn cơm nhưng đứa trẻ không chịu ăn. Cha mẹ nên cho trẻ trải nghiệm hậu quả là cảm giác đói cồn cào. Thế là mỗi khi đến giờ ăn, con sẽ tự động ngồi vào bàn mà không đợi cha mẹ nhắc nhở.

3. Cha mẹ trở thành tấm gương cho con noi theo

Nhiều cha mẹ dạy con không thành vì giảng đạo lý trong khi trẻ không muốn nghe - Ảnh 4.
 

Nhiều cha mẹ giảng đạo lý cho con nhưng hành vi của họ hoàn toàn trái ngược. Họ nhắc đứa trẻ phải tôn trọng người cao tuổi, nhưng nếu cha mẹ nói xấu ông bà trước mặt trẻ thì sẽ không phục, không nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ.

Khi cha mẹ trở thành tấm gương cho trẻ noi theo, trẻ sẽ mô phỏng và tạo thành thói quen. Sau này, không đợi cha mẹ nhắc thì trẻ có thể chủ động trong hành vi của mình.

Hành động thiết thực quan trọng hơn lời nói. Ví dụ, khi cha mẹ dạy con chào hỏi người lớn, cha mẹ có thể trực tiếp chào hỏi hàng xóm cạnh nhà mình. Hành động cụ thể sẽ khắc sâu vào tâm trí và khiến trẻ nhớ lâu hơn là lời giảng giải của cha mẹ.

 
 

 

Theo Trí thức trẻ

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang