Vệ sinh bên ngoài máy giặt
Đối với bên ngoài máy giặt bạn chỉ cần lấy một miếng khăn mềm tẩm một ít dung dịch tẩy rửa nhẹ rồi lau bên ngoài. Lưu ý không được cọ quá mạnh tránh trầy xước cho máy. Nếu những khe quá nhỏ bạn nên sử dụng chổi nhỏ quét sạch bụi bẩn.
Vệ sinh bên trong lồng máy giặt
Cách 1: Sử dụng giấm trắng
Bạn đổ trực tiếp giấm vào trong lồng giặt xong đóng cửa và khởi động máy chạy đủ 1 chu kỳ giặt hoàn chỉnh. Việc làm này giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển. Lúc này giấm sẽ khử sạch mùi hôi khó chịu trong lồng giặt.
Cách 2: Hỗn hợp baking soda được trộn với nước và giấm ăn
Tạo hỗn hợp baking soda được trộn với nước và giấm ăn. Đổ hỗn hợp này vào ngăn chứa xà phòng còn giấm thì đổ vào lồng máy giặt. Hoặc bạn đổ tất cả hỗn hợp này vào lồng giặt.
Bật chu trình giặt như bình thường. Bột baking soda và giấm ăn hòa tan cặn vôi và nấm mốc một cách tự nhiên, đồng thời chúng còn giúp khử mùi hôi tuyệt đối cho máy giặt.
Lấy một miếng bọt biển sạch để cọ xung quanh miệng máy giặt để loại bỏ cặn bẩn và nấm mốc tích tụ lâu ngày. Lau sạch lại với nước.
Với máy giặt cửa trên
Đối với máy giặt cửa trên, bạn hãy bắt đầu vệ sinh máy giặt bằng việc cho máy giặt chạy một vòng giặt không tải với nước ấm.
Sau khi kết thúc vòng giặt, bạn tắt máy, rút phích điện khỏi ổ cắm và nhúng một chiếc khăn vào hỗn hợp 50% nước nóng cộng 50% giấm để lau sạch lồng giặt. Hãy nhớ lau thật kĩ cả mép vành lẫn nắp của máy giặt.
Máy giặt cửa trước
Đối với máy giặt cửa trước, việc vệ sinh máy giặt sẽ tốn nhiều công đoạn hơn. Chi tiết như sau:
Cho máy giặt chạy không tải một chu kì giặt với nước có nhiệt độ nóng (nếu có) mà không sử dụng kèm với bột giặt hay nước tẩy. Chu kì này sẽ tẩy sạch những bột giặt dư thừa còn đọng lại trong máy, đồng thời diệt khuẩn cho máy.
Nhẹ nhàng tháo ngăn đựng bột giặt và nước xả ra và ngâm trong bồn rửa hay một chiếc xô. Nếu ngăn đựng quá bẩn, hãy ngâm trong nước nóng có đổ thêm một lượng nước tẩy thích hợp.
Lấy một miếng giẻ thấm nước nóng và chùi kỹ các mép cửa máy – bạn nhớ phải kéo cả lớp gioăng cao su ở mép cửa để lau chùi mảng bám xà bông và bụi bẩn đọng lại phía bên trong. Lau hốc phía trong máy, nơi ngăn chứa xà bông và nước xả đã được tháo ra.
Cuối cùng, bạn dùng một chiếc bàn chải đánh răng cũ để đánh sạch những mảng bám còn lại trong ngăn chứa xà bông và nước xả. Tráng lại thật kĩ, sau đó làm khô và lắp lại vào máy.
Lưu ý:
Ngoài ra, để bảo quản máy giặt tốt hơn, bạn chỉ nên sử dụng một lượng bột giặt vừa đủ khi giặt, để tránh tình trạng bột giặt đóng cặn trong máy.
Thêm vào đó, vệ sinh lồng giặt cứ mỗi 2-3 tuần/lần tùy vào mức độ sử dụng của gia đình và lượng chất bẩn tích tụ trong máy.
Khi vệ sinh lồng giặt, bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để việc vệ sinh đạt hiệu quả cao hơn. Nếu gia đình có điều kiện hơn, bạn có thể mua một chiếc máy giặt được tích hợp sẵn chức năng tự động làm sạch lồng giặt.
Vệ sinh gioăng cao su máy giặt
Bạn dùng khăn mềm thấm ít dung dịch tẩy nhẹ lau nhẹ. Lưu ý không được lau quá mạnh tránh hư hại hoặc làm giãn gioăng cao su.
Vệ sinh ống xả nước
Ống xả nước nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tắc đường ống ảnh hưởng tới quá trình xả nước. Bạn cũng cần chú ý nếu ống xả nước đã quá cũ bạn hãy tính đến việc nên thay nó bằng một cái ống mới.
Lưu ý:
Nấm và mốc rất dễ phát sinh trong môi trường ẩm ướt của máy giặt. Tuyệt đối không được để quần áo trong đó quá lâu sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Sau khi giặt xong nên mở cửa máy giặt ra để giúp cho không khí được lưu thông trong đó tạo ra môi trường mát mẻ nhằm tránh sự phát sinh của vi khuẩn và nấm mốc.
Theo www.giadinhmoi.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.