Theo một nghiên cứu cho biết, gần nửa dân số Trung Quốc tin rằng tiêu thụ mỗi ngày một quả trứng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Các nhà khoa học cũng từng khẳng định rằng trứng là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nhưng ăn quá nhiều trứng cũng không phải là một ý kiến hay bởi rất có thể nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho cơ thể.
Giáo sư Nita Forouhi tại đại học Cambridge (Mỹ) nói rằng tùy vào quyết định của mỗi người để lựa chọn lượng mức tiêu thụ trứng phù hợp với bản thân.
Tiêu thụ mỗi ngày hơn một quả trứng thì chưa chắc đã dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng nếu sử dụng tối thiểu 1 quả mỗi ngày thì lại đem đến một kết quả có lợi cho cơ thể.
Vậy thực hư ra sao và ăn như thế nào là có lợi nhất?
1. Lượng tiêu thụ
Ngày nay, hầu hết các bác sĩ khuyến khích mọi người ăn trứng bởi chúng không chỉ là một trong những loại thực phẩm lành mạnh mà còn giàu dinh dưỡng với các lượng dưỡng chất như protein, vitamin A, D, B và B12, cùng với chất luetin và zeaxanthin giúp ngăn ngừa lão hóa nhãn cầu ở tuổi già.
Bác sĩ, tiến sĩ Frankie Phillips đến từ Hiệp hội Dinh dưỡng Anh khuyên rằng mọi người không nên sợ hãi về việc ăn nhiều trứng trong một ngày. Có thể là một, hay thậm chí là hai quả một ngày đều rất tốt.
Sự khác biệt duy nhất khi ăn nhiều trứng không phải là có hại cho sức khỏe mà chỉ đơn giản là bạn sẽ bỏ lỡ nhiều loại chất dinh dưỡng bổ dưỡng của các loại thực phẩm khác mà thôi.
Tiến sĩ Phillips cũng giải thích về hiện tượng thừa protein khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng xấu không phải đến từ một phía là ăn quá nhiều trứng. Trứng được coi là một nguồn thực phẩm giàu chất protein.
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, những loại thực phẩm khác cũng đã chứa khá nhiều lượng protein. Chính vì thế, cộng hưởng từ hai lí do trên mà dẫn tới việc thừa protein.
Đó mới chỉ là một mặt. Năm 2017, Viện Nghiên cứu sức khỏe tim mạch Anh Quốc (BHF) đã đưa ra lời khuyên nên tiêu thụ nhiều nhất 3 quả trứng/tuần, nhằm mục địch kiểm soát lượng cholesterol.
Lượng cholesterol
Theo Dịch vụ y tế Chăm sóc sức khỏe thế giới (NHS) khuyên rằng mặc dù trong trứng có một lượng cholesterol nhất định, nhưng lượng chất béo bão hòa mà ta tiêu thụ hàng ngày ảnh hưởng mạnh đến sự thay đổi cholesterol trong máu nhiều hơn là đến từ việc ta ăn trứng.
Nói cách khác, trứng không phải là thủ phạm gây ra khả năng dư thừa cholesterol trong cơ thể mà đó chính là chất béo bão hòa. Bởi vậy, cách chế biến trứng đúng cách để kiểm soát cholesterol thực sự rất quan trọng. |
Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, một quả trứng (nặng 58g, khối lượng 2oz) thường chứa 4.6g chất béo (bằng khoảng 1 thìa cà phê).
Lượng chất béo bão hòa trong trứng chỉ chiếm ¼ tổng trữ lượng dinh dưỡng của một quả trứng. Để cân bằng lượng dinh dưỡng tiêu thụ, hãy thêm bơ hoặc kem.
Lượng khuẩn salmonella
Vào năm 1988, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Edwina Currie đã tuyên bố rằng hầu hết trứng được sản xuất ở Anh đều dính khuẩn salmonella. Tuy nhiên, lời nhận định không xác thực này đã khiến cho Currie phải từ chức.
Cho đến những năm 1990, các nhà sản xuất chính thức bắt đầu kiểm tra an toàn thực phẩm về sản phẩm trứng của mình. Điều đó vẫn tiếp tục sau 30 năm trở lại đây và biến Anh trở thành nước có nguồn trứng an toàn nhất thế giới.
Nổi bật nhất là loại trứng có dán nhãn Lion Mark được sản xuất trong dây chuyền chăn nuôi an toàn, gia cầm được chăm sóc sạch sẽ và tiêm chủng vắc-xin chống khuẩn salmonella đầy đủ.
Vào cuối năm 2017, loại trứng này được xếp vào danh sách những loại thực phẩm an toàn cho nhóm người có sức đề kháng yếu như trẻ em hay phụ nữ mang thai.
Đối với loại trứng lòng đào, các nhà nghiên cứu giải thích rằng chính kiểu chế biến này lại chứa lượng khuẩn salmonella cực kì thấp, cho nên người sử dụng không phải lo lắng về điều này.
2. Cách chế biến đúng và an toàn cho sức khỏe
Phương pháp chế biến trứng đầu tiên giúp cho món ăn này trở nên bổ dưỡng nhất cho bạn, không gì khác chỉ đơn giản là trứng luộc hoặc trứng chần.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo về việc ăn trứng rán bởi như vậy sẽ khiến cho chất béo tăng lên, dẫn đến tăng nguồn cholesterol có hại vào cơ thể.
Trứng tái hoặc trứng lòng đào (nếu đảm bảo nguồn trứng sạch và an toàn) cũng là một ý tưởng không hề tồi, ăn kèm với sốt mayonnaise hoặc những thực phẩm khác cũng cực kì hấp dẫn.
Một lưu ý nữa chúng ta cần biết, việc nấu trứng sao đúng phương pháp an toàn cũng là một cách ngăn ngừa khả năng ngộ độc thực phẩm.
3. Cách lưu trữ
Đừng bao giờ mua trứng đã giập vỡ vỏ bởi rất có thể từ vết nứt vỡ ấy sẽ gây ra nhiễm vi khuẩn hoặc bụi bẩn vào trong trứng.
Trang BBC Good Food cũng khuyên rằng nên lưu trữ trứng trong tủ lạnh, trong hộp trứng hoặc trong một ngăn đựng trứng riêng biệt với các thực phẩm khác trong nhà bếp.
Lòng trắng có thể trữ được lâu nhất là 3 tuần nếu được đậy cẩn thận trong hộp đựng sạch. Lòng đỏ thì ít hơn, chỉ kéo dài trong 3 ngày. Cả hai nên được bọc cẩn thận bằng màng bọc thực phẩm, và chúng đều có thể để được đông lạnh trong 3 tháng.
Nhiều người cũng biết đến mẹo kiểm tra trứng tươi hay không bằng cách cho vào bát nước lạnh đầy. Nếu trứng chìm xuống đáy bát, chứng tỏ trứng vẫn còn tươi. Nếu trứng nổi lềnh bềnh, chứng tỏ trứng không còn tươi như trước.
Hầu hết, trứng được coi là tươi và an toàn cho sức khỏe thường nằm trong hạn mức thời gian sử dụng được, đó là trong khoảng 28 ngày sau khi gia cầm đẻ trứng.
4. Đối với trường hợp dị ứng trứng
Một số trường hợp dị ứng với trứng, thông thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, còn ở người trưởng thành hầu như rất hiếm.
Biểu hiện của dị ứng trứng thường là:
- Đỏ và sưng tấy quanh miệng
- Đau bụng
- Ói mửa
- Tiêu chảy
Phản ứng dị ứng trứng thường không đe dọa đến tính mạng. Nhưng để đảm bảo thì bạn vẫn cần phải mau chóng kiểm tra ngay tại các trung tâm chăm sóc y tế để được hỗ trợ tốt nhất.
Đối với những người không dị ứng, điều quan trong chúng ta cần phải lưu ý đó chính là cách chế biến trứng sao cho an toàn nhất cho sức khỏe của bạn.
Theo tri thức trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.