Ngày 1/3, tờ QQ đưa tin về một trường hợp mắc bệnh dạ dày rất đặc biệt. Bệnh nhân họ Lý, 33 tuổi, đang là giám đốc điều hành của một công ty. Người đàn ông này cả ngày luôn bận rộn với công việc. Đặc biệt, anh thường phải ra ngoài tiếp khách vì thế không kiểm soát được thói quen ăn uống của mình.
Anh Lý thường xuyên uống rượu thay cơm vì vậy mắc bệnh dạ dày lúc nào không hay. Cứ thế ngày này qua ngày khác, bụng anh ngày càng cồn cào, ăn vào thì buồn nôn, đau đớn.
Dưới sự thuyết phục của vợ, anh quyết định đến bệnh viện khám, được bác sĩ chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày.
Bác sĩ cảnh báo anh Lý nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, nếu không vi khuẩn sẽ sinh sôi và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đồng thời, bác sĩ cũng cảnh báo khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể, sẽ có 4 biểu hiện bất thường dưới đây.
1. Hôi miệng nặng
Hơi thở nặng mùi cũng là một trong những triệu chứng ban đầu rõ ràng nhất của nhiễm vi khuẩn HP.
Lý do là khi cơ thể nhiễm HP, chức năng hệ tiêu hóa sẽ suy giảm dần, thức ăn không được tiêu hóa kịp trong dạ dày sẽ sinh ra mùi hôi nghiêm trọng. Nếu tình trạng hôi miệng không thể thuyên giảm dù cho đã điều trị bằng nhiều phương pháp thì bạn cần đến bệnh viện để khám.
2. Khó tiêu kéo dài
Đôi khi khó tiêu là một hiện tượng bình thường, cho thấy bạn đã ăn quá ít chất xơ hoặc do bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm mà dạ dày chưa tiêu hóa hết.
Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài rất lâu mà không hề giảm, nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại do nhiễm vi khuẩn HP, hơn nữa thức ăn vào cơ thể không dễ tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, táo bón, đau dạ dày.
3. Ợ chua lặp đi lặp lại
Nguyên nhân chính gây ra cảm giác buồn nôn là do cơ thể tiết quá nhiều axit dạ dày. Một lượng lớn axit dịch vị gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho ruột và niêm mạc dạ dày.
4. Đau dạ dày nghiêm trọng
Hơn 90% người đến bệnh viện kiểm tra vì đau dạ dày, và 80% trong số đó là do đã nhiễm vi khuẩn HP.
Sự xâm nhập của vi khuẩn HP vào cơ thể người cũng giống như các bệnh dạ dày thông thường, chúng đẩy nhanh quá trình tổn thương của ruột và dạ dày, đồng thời gây ra tình trạng đau dạ dày do viêm loét dạ dày.
Nếu thường xuyên mắc phải 4 tình trạng trên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn HP.
Muốn loại bỏ HP thì trước hết bạn phải tuân thủ 3 việc này
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đối với những người có tình trạng tiêu hóa kém, có thể bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho dạ dày để chống lại vi khuẩn HP. Ví dụ như ăn nhiều rau và trái cây, đặc biệt nên ăn nhiều súp lơ xanh vì chúng có chứa nhiều anthocyanins và vitamin, có thể làm giảm sự sinh sản của HP, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và cải thiện niêm mạc ruột và dạ dày.
2. Không nên dùng chung bát đĩa, gắp đồ ăn cho nhau
Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp và đặc biệt là ăn uống chung. Khi chúng ta dùng đũa của mình để gắp thức ăn cho người khác, vi khuẩn này sẽ đi theo dịch tiêu hóa bám trên đũa và dính vào thức ăn của người đối diện, trong đó có thể là vi khuẩn HP, viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị… Thậm chí có những trẻ bị nhiễm HP khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con.
3. Uống nhiều nước
Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước mật ong vì mật ong có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori trong cơ thể, đồng thời có thể giảm viêm và kháng khuẩn, có thể giảm sự tổn thương của ruột và niêm mạc dạ dày.
(Nguồn: QQ, Newtoday)
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/mot-nguoi-se-co-4-bieu-hien-bat-thuong-sau-neu-bi-nhiem-vi-khuan-hp-can-lam-ngay-3-viec-keo-ung-thu-hinh-thanh-162210103221102955.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.