Muốn con cao lớn nên mỗi ngày ông bố đều bắt con làm một việc suốt nhiều năm, kết quả lại lùn nhất lớp

Con càng lớn, ông bố này lại càng đòi hỏi con phải nỗ lực hơn để có thể cao hơn các bạn, nhưng cuối cùng thì...

Tiểu Hạ đã là học sinh lớp 6 nhưng khi đứng cùng các bạn cùng lớp, cô bé thua các bạn cả một cái đầu bởi thấp bé như một đứa trẻ lớp 4. Chưa hết, vì mang trên lưng một chiếc cặp rất lớn, bé gái lại trông càng nhỏ bé hơn.

Tin rằng chiều cao của con được di truyền 70% từ bố mẹ, và 30% còn lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hay tập luyện thể dục thể thao. Thế nên bố của Tiểu Hạ cứ đinh ninh rằng với chiều cao 1 mét 8 của bản thân, dù Tiểu Hạ là con gái, cũng sẽ có chiều cao vượt trội.

Bên cạnh đó, ông bố này còn bắt con gái nhỏ của mình phải chạy vài vòng trong công viên gần nhà sau khi ăn tối xong mỗi ngày. Tiểu Hạ càng lớn, cường độ tập luyện mà bố yêu cầu càng tăng.

Cho đến một hôm, chú của Tiểu Hạ – một vận động viên chuyên nghiệp – đến chơi và đã hốt hoảng khi nghe cháu gái mỗi ngày chạy vài cây số. Anh vội vàng ngăn cản anh trai mình ép con tập thể dục quá nhiều. Rằng khi trẻ còn nhỏ mà đã phải tập thể dục với cường độ cao, tư thế tập không đúng sẽ khiến cho sụn bị hỏng, từ đó không bảo vệ được xương. Điều này sẽ kìm hãm chiều cao của trẻ.

3 môn thể thao kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ

1. Cử tạ

Muốn con cao lớn nên mỗi ngày ông bố đều bắt con làm một việc suốt nhiều năm, kết quả con lại lùn nhất lớp - Ảnh 1.

Nếu trẻ nâng tạ không đúng cách, không đúng trọng lượng với cơ thể sẽ dễ làm xương bị tổn thương (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Rob Raponi - Nhà dinh dưỡng thể thao được Chứng nhận từ Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế (CISSN), cho biết vì chưa phát triển hoàn thiện nên xương của trẻ có nhiều vùng mô sụn, đặc biệt ở đầu các xương dài như xương đùi. Các mảng sụn này sẽ biến thành xương khi trẻ trưởng thành, nhưng khi còn nhỏ, nó rất mềm, dễ bị tổn thương. Do đó, nếu trẻ nâng tạ không đúng cách, tạ quá nặng thì sẽ dễ dẫn đến chuyện các xương bị tổn thương.

Bên cạnh đó, tập tạ thường xuyên không những không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ, mà còn làm tăng gánh nặng cho thắt lưng và gây căng cơ ở trẻ.

Vì vậy, những đứa trẻ trước 16 tuổi không được khuyến khích tập thường xuyên với các vật dụng có trọng lượng như tạ.

2. Marathon

Chạy bộ đúng cách sẽ giúp kích thích tốc độ phát triển của từng khớp xương trên cơ thể của trẻ, nhưng chạy bộ đường dài thì lại mang kết quả ngược lại. Vì chạy marathon đòi hỏi thể lực của người chạy phải khỏe, trong khi các xương khớp của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị hao mòn. Điều này sẽ khiến hệ cơ xương của trẻ không thể phát triển.

3. Tập thể dục cường độ cao

Muốn con cao lớn nên mỗi ngày ông bố đều bắt con làm một việc suốt nhiều năm, kết quả con lại lùn nhất lớp - Ảnh 2.

Tập thể dục tăng cơ cũng sẽ cản trở tốc độ phát triển bình thường của xương (Ảnh minh họa).

Các nhà dinh dưỡng cho rằng yêu cầu trẻ tập thể dục cường độ cao để tăng cơ bắp sẽ cướp đi chất dinh dưỡng cho sự phát triển của xương. Cha mẹ nên biết rằng trước khi trưởng thành, các đầu xương khớp của trẻ luôn ở trạng thái sụn, nghĩa là nó yếu hơn xương của người lớn rất nhiều, nên trẻ sẽ không thể chịu được áp lực của việc tập thể dục với cường độ cao.

Đồng thời, việc tập thể dục tăng cơ cũng sẽ cản trở tốc độ phát triển bình thường của xương.

Do đó, nếu muốn con cao lớn, cha mẹ nên cho con chơi 3 môn thể thao sau đây:

1. Bơi lội

Bơi lội là môn thể thao giúp cơ thể vận động tối đa các cơ, khớp toàn thân. Đồng thời khi ở dưới nước, cơ thể của trẻ ít chịu tác động của trọng lực cho nên các chi có thể co duỗi hết mức, giảm lực nén lên các khớp, đây là một bài tập rất tốt cho sức khỏe.

2. Nhảy dây

Các bài tập luyện theo chiều dọc như nhảy dây, đu xà đơn, xà kép... mang lại lợi ích rõ ràng cho sự phát triển chiều cao. Nhảy dây vừa rèn luyện vừa là một trò chơi vui thích hợp của trẻ em.

3. Bóng rổ, bóng chuyền

Bóng rổ, bóng chuyền cũng là hai môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao. Trong quá trình chơi bóng, trẻ sẽ phải bật nhảy giúp kích thích hệ xương kéo dài. Vì thế, cha mẹ có thể cho trẻ chơi thêm hai môn thể thao này.

Ngoài ra, trước khi bắt đầu tập luyện thể thao, cha mẹ nhớ nhắc con khởi động để làm nóng các khớp xương và vươn vai sau khi tập xong.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang