Toán học là một trong những môn học quan trọng của mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có năng khiếu về tính toán khiến bố mẹ khá đau đầu trong việc dạy dỗ. Để giải quyết điều này, bố mẹ có thể áp dụng các cách dạy con tính nhẩm vừa đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả của người Nhật.
- Trước hết, bố mẹ cần dạy cho con biết về ý nghĩa của các con số. Ngoài ra cần giải thích thêm cho con một số khái niệm như: Cách tính nhẩm theo lộ trình, cách sử dụng các công cụ hỗ trợ tính nhẩm, các phương pháp tính nhẩm nhanh,… Cụ thể như sau:
1. Nắm vững về ý nghĩa các con số và khái niệm các phép tính
+ Dạy con hiểu về ý nghĩa của các con số
Bước đầu trong hành trình học tính toán, bố mẹ cần dạy cho bé biết về các mặt số, ý nghĩa của các con số, sau đó mới giới thiệu đến các khái niệm cộng, trừ, nhân, chia,…
Đầu tiên, dạy con cách đến số thứ tự và học thuộc lòng các con số. Sau đó, giải thích ý nghĩa của các số và hỏi trẻ những cách tạo ra 1 con số. Chẳng hạn như với số 9, ta có thể tạo ra bằng cách ghép 4 và 5, 1 và 8, 2 và 7,…
Trả lời được các câu hỏi này đồng nghĩa với việc bé đã có sự hiểu biết thực tế về các con số và có thể làm được các phép tính, bài toán ở mức độ dễ.
+ Học tính nhẩm theo lộ trình
Bước tiếp theo, bố mẹ hãy dạy con học cách tính nhẩm theo lộ trình như việc đếm số một đơn vị, hai đơn vị, ba đơn vị.
Chẳng hạn như bố mẹ cho trẻ đếm các dãy số: 1, 3, 6, 9,… hoặc 10, 12, 14, 16,18,… Theo đó, khi tập hợp những số theo thứ tự tăng dần, trẻ sẽ hiểu và tính nhẩm được các số trong dãy số trên cách nhau mấy đơn vị, sau đó tính ra được con số tiếp theo.
+ Sử dụng các công cụ hỗ trợ tính nhẩm
Ngoài việc tính nhẩm bằng ngón tay, bố mẹ có thể cho con sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như: bàn tính gảy, que đếm, que tính hoặc chính các vật dụng trong nhà như bút chì, quả bóng,… Những vật dụng này có thể hỗ trợ thực hiện các phép cộng trừ đơn giản.
Nếu không muốn sử dụng công cụ, bố mẹ có thể dạy bé cách tưởng tượng để tính nhẩm. Chẳng hạn như liên tưởng đến các đồ vật, con vật nào đó để thực hiện phép tính. Ví dụ, có 3 cái bánh trên bàn, bé ăn mất 1 cái thì còn lại mấy cái.
Cách này không chỉ giúp bé học tính toán mà còn giúp làm tăng khả năng tưởng tượng và tư duy não bộ.
+ Tìm hiểu các phương pháp tính nhẩm nhanh
Nếu sử dụng phương pháp tính nhẩm nhờ các công cụ như bảng tính, que,… quá nhiều lần sẽ dễ khiến bé cảm thấy chán. Vậy nên, bố mẹ cần cho con tìm hiểu thêm các phương pháp tính nhẩm khác. Về tài liệu, có thêm tham khảo qua sách vở hoặc trên mạng Internet.
+ Luyện tập các bài tập tính nhẩm nhanh
Thực hành là phần vô cùng quan trọng, giúp bé nắm vững các phép tính cộng trừ, nhân chia. Hãy cho bé thực hành tính nhẩm càng nhiều càng tốt để luyện khả năng xử lý thành thạo và linh hoạt các phép tính.
2. Cách dạy con tính nhẩm của người Nhật
Sau khi con đã nắm vững ý nghĩa của các con số và hiểu được về các phép tính thì có thể dạy con những cách tính nhẩm của người Nhật. Trẻ em Nhật có khả năng tính nhẩm siêu nhanh nhờ học cách tính sau:
+ Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh
- Cộng trừ bằng phương pháp hình con bướm: Đây là cách tính nhẩm áp dụng cho các phép cộng trừ phân số. Cụ thể phương pháp như sau: Trước tiên vẽ 2 elip chéo nhau tạo thành hình con bướm. Sau đó, nhân hai số trong hình elip rồi viết kết quả lên đầu con bướm.
Tiếp theo, trừ hoặc cộng 2 số đó, ta được tử số của kết quả. Nhân 2 mẫu số với nhau ta sẽ được mẫu số chúng. Bước cuối cùng, ghép tử số với mẫu số chung, ta sẽ được kết quả của phép tính phân số.
- Sắp xếp vị trí các số của phép tính trước khi tính nhẩm: Để thực hiện các phép tính cộng, chúng ta có thể sắp xếp vị trí của các phép tính trước khi đi vào tính nhẩm theo một số cách như sau:
- Đảo các vị trí để giúp trẻ tính nhẩm nhanh và chính xác hơn bằng cách cho số lớn hơn đứng trước và số bé hơn đứng sau. Chẳng hạn nếu phép tính là "1+30" thì nên đổi lại thành "30+1".
- Một cách nữa là bố mẹ dạy bé tách các số thành số tròn chục rồi cộng nhẩm. Ví dụ: "38+14" thì tách thành "38+2+12", khi dó ta có 40 là số tròn chục và cộng thêm với 12.
- Cách dùng số tròn chục gầm nhất trừ đi số thừa cũng khá hiệu quả. Ví dụ, phép tính "48+47", bạn sẽ lấy số tròn chục là 50 rồi thực hiện phép tính "50+50" rồi trừ đi 2 và 3 là sẽ được kết qua của phép tính ban đầu.
- Tách tất cả các số ra thành các số tròn chục rồi cộng riêng lẻ. Ví dụ: "43+24" thì tác thành: "40+20+3+4".
- Phân tách và cộng từ khoảng 10 đơn vị một lần: Với phương pháp này, chúng ta sẽ tách các con số trong phép tính sẽ được tách thành 10, nếu thừa hoặc thiếu thì trừ hoặc cộng ở những con số tiếp theo. Ví dụ: "62+37" sẽ tách thành "62+10+10+10+7".
- Cộng trừ từ trái qua phải: Đây là quy luật căn bản của phép tính cộng trừ. Theo đó, các phép tính sẽ thực hiện theo thứ tự trái trước, phải sau. Ví dụ "19+27-3" thì sẽ phải thực hiện "19+27" trước, sau đó lấy kết quả này trừ đi 3.
+ Cách tính nhẩm nhanh phép nhân
- Nhân với số 10: Để bé có thể tính nhẩm nhanh, bố mẹ có thể cho bé làm quen và thực hiện các phép nhân với số 10. Tất cả các con số nhân với 10 đều chỉ cần theo số 0 ở đằng sau. Ví dụ: 2x10=20, 40x10=400.
- Nhân với số 11: Đối với các phép nhân với số 11, tùy theo số được nhân có 1 chữ số hay hai, ba, bốn chữ số mà ta sẽ có cách tính nhẩm khác nhau. Nếu nhân số có 2 chữ số với 11, ta chỉ cần tách đó ra thành 2 phần, số đứng trước là hàng trăm, số đứng sau là hàng đơn vị.
Sau đó, ta cộng 2 chữ số với nhau rồi chèn vào giữa tạo thành hàng chục. Ví dụ: 53x11, ta tách 5+3=8 thì 8 sẽ là số giữa trong kết quả. Số 5 là hàng trăm, số 3 là hàng chục. Kết quả nhận được là: 53x11=583.
- Nhân với 15: Khi thực hiện phép nhân với 15, ta chỉ cần nhân số đó với 10 và cộng thêm 1 nửa vào kết quả. Ví dụ: 6x15 sẽ là 6x10=60, cộng thêm 1 nửa 30, kết quả: 6x15=90.
- Bảng cửu chương 9: Bảng cửu chương này có quy luật ngược chiều và có thể giúp trẻ em rất nhiều trong cách học tính nhẩm nhanh. Theo đó, để tính bội số của 9, ta chỉ cần nhớ rằng hàng chục tăng lên từ 0-9 và hàng đơn vị giảm dần từ 9-0, và tổng chúng luôn bằng 9.
- Nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số: Để nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số, trước tiên ta vẽ các đường thẳng để đại diện cho mỗi chữ số và đan chéo nhau. Chúng ta phải luôn nhớ quy tắc và áp dụng từ trái sang phải, kể cả khi vẽ đường thẳng.
Bước tiếp theo, ta chia hình vẽ thành các phần đại diện cho hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Chúng ta đếm các phần giao nhau trong mỗi phần theo thứ tự từ trái sang phải và viết kết quả.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(1) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.