Không khó để nhận thấy, ngày càng có những vụ tự tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh hoặc những người trong độ tuổi rất trẻ. Một câu hỏi được đặt ra là: "Tại sao sức chịu đựng của người trẻ lại kém như vậy?", "Làm thế nào để tôi có thể nuôi con trở nên mạnh mẽ, biết chịu đựng được gian khổ, áp lực". Những trăn trở này là điều mà hầu hết cha mẹ nào cũng quan tâm và cần biết.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến một đứa trẻ trở nên yếu đuối, dễ dàng từ bỏ khi gặp áp lực hay thất bại có liên quan tới yếu tố gia đình, cụ thể là cách dạy con của cha mẹ. Nếu bạn đang có những thói quen nuôi dạy con dưới đây, cần từ bỏ ngay:
1. Đè nén cảm xúc của trẻ
Khi cha mẹ nói với con rằng: "Đừng lo lắng, chuyện đó không quan trọng", nó vô tình tạo ra một sự hiểu lầm về cảm xúc, cho rằng cảm xúc của trẻ là sai hoặc không quan trọng.
Trẻ cần phải biết rằng, bản thân có thể có nhiều cảm xúc khác nhau và điều quan trọng là kiểm soát cảm xúc của mình, không phải là nén lại chúng. Thay vào đó, cha mẹ có thể nói là "bây giờ chắc là con đang sợ hãi đúng không, nhưng mẹ nghĩ rằng con đủ dũng cảm để vượt qua sự sợ hãi của bản thân".
2. Nhượng bộ trước hành động sai của trẻ
Khi trẻ khóc lóc, phớt lờ lời nói của cha mẹ, một số người sẽ nhượng bộ và đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của trẻ. Nhưng mỗi khi cha mẹ đáp ứng những hành động sai của trẻ, họ đang dạy cho con mình rằng, chỉ cần làm như vậy là được cha mẹ đáp ứng.
Nếu muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ, cha mẹ hãy tuân thủ nguyên tắc và giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc của mình.
3. Quá nuông chiều trẻ
Có thể bạn nghĩ rằng, việc chi tiêu tiền cho con là điều biểu đạt tình yêu thương, hoặc có thể bạn vui mừng khi con được sở hữu mọi thứ mà mình không có khi còn bé.
Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá nuông chiều là không tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ luôn được cho tất cả mọi thứ, chúng sẽ bỏ lỡ cơ hội học hỏi kỹ năng quản lý bản thân và có thể phát triển tư tưởng chủ nghĩa vật chất.
Cha mẹ hãy giới hạn những gì mình cho phép con mình có được, cho trẻ trải nghiệm những thất bại và hãy dạy chúng cách tự cố gắng để đạt được những gì mình muốn.
4. Đòi hỏi hoàn hảo từ trẻ
Đặt quá nhiều kỳ vọng lên trẻ là điều tốt nhưng đặt quá cao một mức độ nào đó sẽ phản tác dụng. Khi đặt quá nhiều áp lực về thành tích trong thể thao hoặc học tập, trẻ có thể sẽ không tin tưởng vào khả năng của chính mình và dễ dàng từ bỏ. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.
Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ đạt được mục tiêu lớn, nhưng mục tiêu đó phải thực tế. Đặc biệt, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vượt qua thất bại và khó khăn để phát triển những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
5. Không cho phép trẻ chịu trách nhiệm
Khi cha mẹ làm mọi thứ thay cho trẻ, chúng sẽ không học được tính trách nhiệm. Việc đóng vai trò làm mọi thứ cho con có thể làm cho trẻ cảm thấy không tự tin và không có khả năng tự quyết định.
Để nuôi dưỡng một trẻ có tinh thần mạnh mẽ, cha mẹ hãy dạy trẻ cách giải quyết vấn đề và cho phép trẻ chịu trách nhiệm cho những quyết định quan trọng của mình.
6. Không cho phép trẻ trải nghiệm thất bại
Trẻ cần được trải nghiệm thất bại để học hỏi cách xử lý những thử thách trong cuộc sống. Nếu cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ trẻ khỏi những thất bại, trẻ sẽ không học được cách đối mặt với những khó khăn và sẽ không biết cách đứng dậy sau thất bại.
7. Không cho phép trẻ tự do thể hiện bản thân
Trẻ cần được tự do thể hiện bản thân, dù điều đó có thể không giống như cha mẹ mong muốn. Nếu cha mẹ cố gắng ép buộc con mình trở thành một người mà bản thân muốn, trẻ sẽ không học được cách trở nên tự tin và không được làm chính mình.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.