Mỗi đứa trẻ đều có một tính cách khác nhau, có những em bé sinh ra đã tự tin bạo dạn và thích thú khi được giao tiếp với mọi người. Cũng có những em bé luôn sợ hãi khi gặp người lạ, không dám nói bất kỳ điều gì.
Đôi lúc, chính sự nhút nhát này lại gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp cũng như cơ hội phát triển của con trong cuộc sống sau này. Thế nên, thay vì nuông chiều theo cảm xúc của con, bố mẹ hoàn toàn có thể nuôi dưỡng sự tự tin cho con thông qua những hoạt động đặc biệt ngay tại nhà dưới đây.
1. Tạo ra những cuộc thảo luận trong gia đình
Khuyến khích con nói lên ý tưởng của mình trong các cuộc trò chuyện cùng gia đình. Cho dù chủ đề là về chương trình truyền hình mà con muốn xem hay lịch trình hoạt động của cả nhà vào ngày mai. Việc bố mẹ cần làm chỉ là đưa ra một chủ đề mà bố mẹ tin rằng con sẽ nói chuyện được cùng.
2. Để con được tự ra quyết định
Khuyến khích con đưa ra ý kiến của mình đối với những việc mà con cần làm hàng ngày. Ví dụ, hãy hỏi con muốn mặc quần áo nào hay ăn món gì cho bữa sáng. Kinh nghiệm về việc lên tiếng cho những hoạt động như vậy giúp con tự tin và bạo dạn hơn rất nhiều.
3. Tạo ra những buổi biểu diễn nhỏ tại nhà
Yêu cầu con hát một bài, cùng múa hoặc nhảy ngay tại nhà. Bố mẹ cũng có thể cùng con biểu diễn để kích thích sự tự tin cho con. Ban đầu có thể con sẽ có chút ngại ngùng, nhưng sẽ vượt qua được nhanh chóng khi có bố mẹ động viên và giúp đỡ.
4. Dạy con cách nói chuyện với mọi người
Sự tự tin trong giao tiếp của trẻ nhỏ thường giảm xuống vì chúng không biết phải nói gì khi gặp ai đó. Vì vậy, hãy cho con những gợi ý để mở một cuộc trò chuyện.
Ví dụ: "Xin chào. Tên tôi là..., tên của bạn là gì?".
5. Cho con có thêm cơ hội giao tiếp với bạn bè
Con càng có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa thì bé càng có khả năng cải thiện sự tự tin khi nói chuyện với mọi người. Kỹ năng cùng với sự tự tin của con sẽ tăng lên theo thời gian nhờ vào những hoạt động xã hội vui vẻ này.
6. Công nhận và khen ngợi con
Con sẽ chỉ mạnh dạn nói trước đông người khi con cảm thấy tự tin về bản thân mình. Bởi vậy, bố mẹ cần chỉ ra tất cả các đặc điểm tích cực và công nhận những điều này của con. Hãy cho con biết rằng bố mẹ rất tự hào và yêu thương con, đồng thời nhắc nhở rằng mọi người cũng cảm thấy yếu quý con vô cùng.
7. Tham gia những lớp học ngoại khóa
Cũng như những môn văn hóa khác, các lớp ngoại khóa dạy cho trẻ cách thể hiện bản thân trước nhiều người. Các kỹ năng học được trong lớp học này sẽ giúp con có thêm kinh nghiệm giao tiếp với người khác cũng như cải thiện khả năng nói chuyện tự tin của con đối với mọi người.
8. Tạo ra cơ hội cho con trò chuyện
Trong thời gian ra ngoài cùng con dù là đi dạo chơi hay mua sắm, hãy khuyến khích bé nói chuyện với nhân viên thu ngân khi mua hàng. Cuộc trò chuyện ngắn cùng một người lạ với một mục tiêu cụ thể là bài thực hành cần thiết cho con về cách bắt chuyện với mọi người.
9. Cho con những phản hồi về cách nói chuyện của mình
Phần lớn những cuộc nói chuyện thường xảy ra một cách tự nhiên, khi con ở cùng với bạn bè và gia đình. Bởi vậy, khi bố mẹ thấy con nói chuyện một cách tự tin và vui vẻ với ai đó, hãy cho con biết bố mẹ cảm thấy tự hào như thế nào. Đồng thời cũng khuyến khích con tiếp tục phát huy để tăng sự tự tin và khả năng giao tiếp của mình.
10. Cùng nhau đóng kịch
Thử tạo ra trò chơi đóng kịch ở nhà vào mỗi buổi tối hay những giây phút cuối tuần vui vẻ. Không cần đến một kịch bản chi tiết, mà chỉ cần thu hút con chơi trò chơi này là được. Bởi con có thể giả vờ là giáo viên ở lớp, một nhân vật hoạt hình con yêu thích hay kể một câu chuyện con muốn. Tất cả đều phù hợp nếu chúng giúp con nâng cao khả năng nói chuyện của và sự tự tin của mình.
Điều quan trọng trong suốt quá trình thực hiện những hoạt động này chính là sự kiên nhẫn và tình yêu thương của bố mẹ. Vì đó sẽ là sự khích lệ và động viên lớn nhất để con trở nên tự tin và bạo dạn hơn trước mọi người.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.