Nám da chính là tình trạng da sản sinh melanin quá đà, tạo nên những đốm màu nâu hay vàng thâm xuất hiện trên da, đặc biệt là ở vùng gò má, sống mũi hoặc trán, cằm. Tuy không đau đớn nhưng chúng lại gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nám. Hãy thử xem, bạn có mắc phải chúng không và học cách đẩy lùi nám da "đáng ghét" theo tips dưới đây để phần nào hạn chế chúng phát triển nhé.
1. Nhiệt độ và ánh nắng mặt trời
Tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời phá vỡ cấu trúc da, khiến da bị bong tróc, kích thích sản sinh các tế bào hắc sắc tố melanin – nguyên nhân trực tiếp gây nám da, sạm da và tàn nhang. Nếu thường xuyên tiếp xúc ánh nắng vào khoảng thời gian 10-16h, tia UV sẽ tác dụng trực tiếp lên da, gây nóng và tổn thương da, kích thích sản sinh melanin.
Cách khắc phục: Bôi kem chống nắng mỗi ngày và dùng thêm những sản phẩm che chắn như mũ, áo để tránh nắng. Đồng thời hạn chế đi ra ngoài đường vào thời gian: 10 – 16 giờ.
2. Ánh sáng từ màn hình máy tính và TV
Máy tính, điện thoại, hay các thiết bị điện tử đều phát ra các tia bức xạ tác động trực tiếp vào vùng da hở như tay, cổ mặt hay thậm chí là đùi (khi bạn giữ máy tính xách tay quá lâu trên đùi) dẫn đến vùng da này sần sùi, sạm đen và thô ráp, xuất hiện các vết thâm nám. Dân văn phòng có nguy cơ bị nám cao do ngồi làm việc nhiều với máy tính (7-8h/ngày) làm tăng giãn nở lỗ chân lông khiến việc tiếp xúc với các tia bức xạ diễn ra nhanh hơn.
Cách khắc phục: Kem chống nắng cũng giúp phần nào giảm thiểu tác hại từ ánh sáng xanh. Vì vậy bạn đừng quên bôi kem chống nắng mỗi ngày. Nên ngồi cách màn hình máy tính khoảng 35cm và cứ cách 2 tiếng thì nên rửa mặt hoặc xịt khoáng một lần để giảm sự tác động của tia bức xạ lên da.
3. Mỹ phẩm trang điểm có chứa kim loại nặng
Một số hóa chất và kim loại nặng thường được sử dụng trong mỹ phẩm (như chì) khiến da dễ bị bào mòn, giảm sức đề kháng, suy yếu và dễ bị oxy hóa hơn càng làm tăng sắc tố da. Các loại hoá chất đó sẽ khiến làn da khó tiếp nhận dưỡng chất, khả năng miễn dịch của da suy yếu và ứ đọng lượng lớn hóa chất không chỉ làm nám nặng hơn mà còn gây ra ung thư da, dị ứng mẩn ngứa…
Cách khắc phục: Nên xem kỹ thành phần và nguồn gốc xuất xứ các loại mỹ phẩm. Tránh xa các sản phẩm có chứa kim loại nặng chì, asen.
4. Căng thẳng, stress kéo dài
Một nghiên cứu năm 2013 của Ba Lan cho thấy khi những phụ nữ trẻ thường xuyên căng thẳng sẽ dễ bị nám da hơn. Căng thẳng, stress, Pregnenolone trong tuyến thượng thận sẽ chỉ còn đủ năng lực ức chế Cortisol, mà mất đi khả năng cân bằng hormone giới tính Estrogen – Testosterone. Khi Estrogen quá cao, hoặc không cân bằng sẽ kích thích cơ thể sản sinh Melanin và hình thành nám.
Cách khắc phục: Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Dành thời gian tập thể dục, ăn uống đủ chất để giúp tăng cường thể chất có làn da luôn khỏe mạnh để phòng ngừa và ngăn chặn nám.
5. Thiếu ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với làn da của bạn, bất kể sản phẩm mỹ phẩm, chất dinh dưỡng nào cũng không thể so được với tác dụng bảo vệ sắc đẹp của giấc ngủ. Thiếu ngủ sẽ dẫn đến lưu thông máu kém và làm tăng lượng hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể bạn . Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến tăng sắc tố gây ra nám sạm da.
Cách khắc phục: Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Trước khi ngủ không nên uống cà phê, cacao, trà, hút thuốc lá…; bạn cũng không nên ăn quá no trước khi ngủ. Nên nằm ngửa và kê gối thấp để tránh hình thành nếp nhăn trên da.
Nguồn: Health
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.