Từ ngày sống chung với nhà chồng tôi mới phát hiện ra 1 bộ mặt khác của chồng. Ra ngoài anh ấy yêu chiều tôi nhưng về nhà nghe mẹ răm rắp. Sinh xong tôi stress nặng nề vì phải ở cùng mẹ chồng. Vẫn mang tiếng là được chăm sóc nhưng tôi nói 1 đằng bà làm 1 nẻo. Thấy cháu nội không tăng cân nhiều bà bắt tôi cho nó uống sữa công thức. Tôi hút sữa trữ đông thì bà vứt hết đi khiến tôi tức trào nước mắt. Đến lúc nói với chồng thì chúng tôi cãi nhau to, anh ta bảo "Đó là mẹ anh, mẹ chỉ có 1"... Tôi rất muốn ly hôn dù con mới được 6 tháng...
T.K
1 câu chuyện rất nhỏ nhặt nhưng từng xuất hiện trong rất nhiều gia đình. Để xử lý mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, người phụ nữ phải có ba chìa khóa.
Đầu tiên là cách đối nhân xử thế với mẹ chồng.
Thứ hai là cách ứng xử với chồng.
Thứ ba là cách điều chỉnh bản thân.
"Bà là mẹ của tôi, mẹ chỉ có một"
Có 1 câu nói thường xuất hiện trong rất nhiều cuộc cãi vã nếu nó liên quan đến mẹ chồng. "Bà là mẹ của tôi, mẹ chỉ có 1…", câu nói có sức sát thương ghê gớm và đoạn bỏ lửng như 1 lời cảnh báo của chồng dành cho vợ: 1 là ly hôn còn không thì tiếp tục chịu đựng.
Tuy nhiên, vấn đề "biên giới" không thể được khắc phục bằng sự kiên nhẫn và cam chịu.
Trong khi đó, đàn ông thường thấy vợ mình chỉ đang nghiêm trọng hóa mâu thuẫn lên mà thôi.
Tại sao?
Bởi xưa nay với người Á Đông gia đình là sự tồn tại tối cao và chữ hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Nếu bạn không hiếu thảo, ắt hôn nhân sẽ lung lay.
Nó giống như một câu hỏi kinh điển "Mẹ anh và em rơi xuống nước cùng lúc, anh cứu ai?". Nếu cứu vợ bạn là kẻ bất hiếu.
Nhưng ở Châu Âu với 1 câu hỏi tương tự, nếu bạn chọn mẹ của bạn, nó quá tuyệt tình. Bởi vì người phương Tây sẽ nói, phải bảo vệ người phụ nữ của mình, bạn đã cứu mẹ bạn, còn bố bạn đang làm gì?
Theo tâm lý học hiện đại, tình nghĩa vợ chồng là cốt lõi của quan hệ gia đình.
Mối quan hệ giữa mẹ và con thường cao hơn quan hệ vợ chồng và sự bất hòa giữa mẹ chồng và con dâu thường là sản phẩm của mối quan hệ mẹ - con trai cao hơn mối quan hệ vợ - chồng.
Nhiều người đàn ông tuy bề ngoài là những người đàn ông trưởng thành cao lớn, dũng mãnh nhưng trong thâm tâm họ lại không hề độc lập.
"Hi sinh" vợ vì quá chiều mẹ dẫn đến gia đình ngày càng bất hòa, thậm chí ảnh hưởng đến thế hệ sau, đây mới là hành vi không-vâng-lời thực sự.
Làm thế nào để đối phó với một bà mẹ chồng độc đoán?
Một số vấn đề mẹ chồng con dâu chỉ là do khoảng cách tuổi tác và thói quen sinh hoạt, thế nên mâu thuẫn và bất đồng quan điểm là điều khó tránh khỏi.
Đó không phải là vấn đề nguyên tắc, bạn hãy cứ để bụng, đừng hỏi quá nhiều. Kỳ vọng không cao, tự nhiên không có thất vọng.
Nhưng nếu điều này không hiệu quả với một bà mẹ chồng quá độc đoán thì sao?
Trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu: Nếu bạn muốn trở thành một kẻ ngốc, bạn có thể bị "tiêu diệt".
Dù là bị mẹ chồng "giẫm lên chân" hay bạn đã "nhanh trí" giẫm lên chân mẹ chồng thì đó cũng không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Khi gặp phải một bà mẹ chồng vô lý, điều khiến người phụ nữ buồn nhất không phải là cách cư xử của mẹ chồng mà chính là người chồng của mình, là đàn ông mà không chịu trách nhiệm, không bảo vệ vợ.
Lúc này bạn sẽ buồn, trong lòng sẽ coi thường người ấy. Nhưng một khi chồng bạn cảm thấy bị vợ coi thường, anh ta sẽ trở nên khó chịu và đứng về phía mẹ mình.
Mấu chốt của mẹ chồng nàng dâu nằm ở đâu?
Bạn phải hiểu một người đàn ông, anh ta có một người mẹ độc đoán và khó tính như vậy, thì chắc chắn sẽ có xung đột.
Loại đàn ông thứ nhất, anh ta dám giận không dám nói, nên phải nghe theo lời mình, bởi nếu không, anh ta sẽ phải đối mặt với những lời buộc tội. Cốt lõi của anh ta là nỗi sợ hãi, nỗi sợ hãi bị tấn công bởi chính mẹ của mình.
Loại đàn ông thứ hai không dám làm tổn thương mẹ, vì mẹ anh đã trả giá quá đắt cho anh từ khi anh còn nhỏ, nếu anh làm trái ý mẹ anh ta sẽ cảm thấy rất tội lỗi.
Bạn phải xác định anh ta thuộc tuýp người nào, sau đó thông cảm cho anh ta về nỗi sợ hãi và tội lỗi ấy.
Nếu là loại sợ hãi thứ nhất, trong lòng có rất nhiều tức giận dồn nén, bởi vì khi sợ hãi một người sẽ không thể tự bảo vệ mình, chỉ có thể để người khác xâm phạm biên giới của mình.
Vì vậy, nếu bị mẹ chồng đối xử tệ bạc, bạn có thể nói với anh ấy rằng: "Em cảm thấy rất buồn khi mẹ nói em như thế. Em muốn được anh lên tiếng, bảo vệ nhưng không… Lúc đầu em rất giận anh, nhưng sau đó em nghĩ, em mới chỉ bị 1 lần, mẹ vẫn khắt khe với anh từ nhỏ đến lớn chắc đối với anh cũng không dễ dàng gì.
Lúc này anh ta sẽ nghĩ: "Ừ, mình đã bị kiểm soát quá lâu" và lửa giận của anh ta bùng lên sinh phản kháng mạnh mẽ.
Nếu là loại tội lỗi, anh ta luôn cho rằng từ nhỏ mẹ đã vì ta mà hi sinh nhiều như vậy, không thể làm tổn thương mẹ…
Bạn có thể nói: "Anh là 1 người con có hiếu khiến em rất khâm phục. Nhưng anh có chắc anh cứ miệt mài làm mọi thứ nghĩ để cho mẹ vui mẹ có vui thực sự không? Mẹ hi sinh là để cho anh có 1 tương lai tốt đẹp. Nếu anh cứ quá nặng nề thế này sẽ khiến mẹ chạnh lòng, mẹ có cảm giác anh đang trả nợ mẹ".
Những lời này sẽ thổi bùng nỗi buồn của anh ấy.
Mỗi người thường có xu hướng đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của chính họ.
Bạn phải làm cho một người đàn ông nhận ra những gì anh ta đã mất và để anh ta hiểu rằng nếu tiếp tục như vậy, anh ta sẽ không được tự do cả đời, anh ta chỉ đang là con rối chứ không phải báo hiếu.
Thay đổi thế giới quan và tư duy của 1 người đàn ông từng là con ngoan của mẹ cần sự kiên trì. Bạn không thể xúi giục anh ta như 1 đứa trẻ hay gay gắt, bắt ép.
Có người đạt được kết quả tức thì, có người lại mất thời gian, tùy thuộc vào độ chín về tâm lý của người đàn ông, cần phải thâm nhập từ từ và điều chỉnh từng bước. Hãy để anh ta hiểu rõ sự khác nhau giữa ranh giới của hiếu thảo và vòng cộng sinh luẩn quẩn. Hãy nhớ, bạn đang làm cho cả 2 mối quan hệ trở nên tốt hơn chứ không phải phá hoại bất cứ tình mẫu tử nào.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/nang-dau-buc-xuc-vi-hanh-dong-qua-doc-doan-cua-me-chong-hay-khien-chong-hieu-su-khac-nhau-giua-bao-hieu-va-vong-cong-sinh-luan-quan-22202218310375831.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.