Nắng nóng, 90% mọi người đều làm sai điều này khi uống nước: dừng ngay trước khi quá muộn!

Vì thời tiết nắng nóng lại thêm mang trong người bệnh sỏi thận và gút nên mỗi ngày ông Vương đều uống ít nhất 10 chai nước.

Hà Nội và các tỉnh miền Bắc trong những ngày này và sắp tới sẽ nắng nóng đỉnh điểm. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, trong ngày 2/7, nhiệt độ ở Hà Nội dao động khoảng 37 đến 39 độ C, thậm chí có nơi còn trên 39 độ.

Với thời tiết nóng bức, mọi người thường bị đổ mồ hôi rất nhiều nên nhu cầu uống nước cũng tăng cao. Tuy nhiên, nước – thứ chiếm đến 70% cơ thể của chúng ta tưởng như rất an toàn lại có thể là nguyên nhân khiến bạn phải nhập viện cấp cứu.

Ông Vương, 50 tuổi bị sỏi thận và bệnh gút đã nhiều năm vì vậy mỗi ngày ông uống ít nhất 10 chai nước. Sau khoảng 2 tuần, khi đang ăn đột nhiên ông gục đầu xuống bàn bất tỉnh. Gia đình vội vàng đưa ông tới bệnh viện trong tình trạng mê sảng, miệng sùi bọt mép, co cơ.

Bác sĩ Châu – người trực tiếp tiếp nhận bệnh nhân cho biết: “Bệnh của ông Vương là do mất cân bằng điện giải, hạ natri máu, gây rối loạn ý thức. Bệnh nhân gút thông thường phải uống nhiều nước hơn so với người khỏe mạnh để tăng lượng nước tiểu, có lợi cho sự bài tiết acid uric.

Tuy nhiên, ông Vương lại uống quá nhiều nên dẫn đến mất mát một lượng lớn các ion natri trong cơ thể. Ngoài ra, ông thường ăn ít các thực phẩm cung cấp natri để phục vụ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể nên mới dẫn tới mất cân bằng điện giải, hạ natri máu.”

Bác sĩ Châu cũng nhắc nhở lượng nước mỗi người cần uống nên tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, lối sống, các hoạt động thể chất. Với trường hợp như ông Vương có tiền sử mắc bệnh thận và gút thì nên chú ý tới chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung chất điện giải.

Uống quá nhiều nước có thể gây ra “ngộ độc nước”

Video: 5 thời điểm ​dù khát "cháy cổ" cũng không được uống nước

"Ngộ độc nước" là khi cơ thể hấp thụ quá nhiều nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, nồng độ natri trong máu sẽ loãng hơn, nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào. Khi tế bào đã bão hòa nước, chúng có thể vỡ ra gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt nguy hiểm với não bộ.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc nước là thị lực yếu, run và yếu cơ, khó thở. Tình trạng ngộ độc nước quá nặng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

 

Uống bao nhiêu nước sẽ có nguy cơ ngộ độc?

Nguy cơ ngộ độc nước còn tùy thuộc vào khả năng lọc của thận và khoảng thời gian mà bạn uống nước.

Một quả thận khỏe mạnh có thể lọc tối đa 1 lít nước mỗi giờ. Nếu trong một giờ bạn uống 1 lít nước hoặc nhiều hơn, bạn có nguy cơ bị ngộ độc. Với những người có bệnh thận mãn tính hoặc chỉ còn một chức năng thận thì nguy cơ sẽ cao hơn.

Ngoài ra, thời gian cũng là vấn đề rất quan trọng. Ví dụ, uống khoảng 10 lít nước trong vòng vài giờ làm tăng nguy cơ ngộ độc nước rất cao.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?

 

Lượng nước hấp thụ mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi tác, công việc, hoạt động thể chất, bệnh tật,…

- Trẻ em 6 tuổi: uống 800 ml nước mỗi ngày;

- Trẻ em từ 7-10 tuổi: uống 1000ml nước mỗi ngày;

- Nam từ 11-13 tuổi: uống 1300ml nước mỗi ngày;

- Nữ từ 11-13 tuổi: uống 1100ml nước mỗi ngày;

- Trẻ 14-17 tuổi: uống 1400ml nước mỗi ngày;

- Sinh viên: uống 1200ml nước mỗi ngày;

- Người lớn: uống từ 1500-1700ml (7-8 ly) mỗi ngày.

Theo sohu

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang