Nắng nóng cần đặc biệt lưu ý bệnh tiêu chảy ở trẻ

(lamchame.vn) - Mùa nắng nóng cũng là lúc mà bệnh tiêu chảy ở trẻ em trở nên phổ biến. Bệnh tiêu chảy tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng theo WHO thì đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở Việt Nam.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là khi trẻ nhũ nhi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Một số trong những lý do phổ biến khiến trẻ em bị tiêu chảy bao gồm: nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella và hiếm gặp hơn nữa là nhiễm ký sinh trùng như Giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Cùng với tình trạng phân lỏng hoặc chảy nước, các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột do virus thường bao gồm nôn mửa, đau bụng, đau đầu và sốt.

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ em. Các triệu chứng thường xuất hiện rất nhanh, có thể bao gồm buồn nôn và có xu hướng biến mất trong vòng 24 giờ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Các bé có chế độ ăn uống chưa hợp lí, không phù hợp với độ tuổi cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở nhiều trẻ.

benh-tieu-chay-o-tre-em.jpg

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất của tiêu chảy ở trẻ em là đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị bệnh có những triệu chứng như: Phân có máu, ớn lạnh, sốt, mất kiểm soát nhu động ruột, đau hoặc bị chuột rút ở bụng, đầy hơi, buồn nôn, mất nước, ăn không ngon,...

Khi trẻ có các triệu chứng trên, tốt nhất bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.

Chăm sóc và điều trị trẻ em bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước, điện giải - Đây là vấn đề quan trọng bởi việc mất nước ở trẻ thường diễn ra nhanh chóng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: đối với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng để chống đỡ bệnh tật.

Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.

Không dùng sữa thay cho các bữa ăn vì sữa chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm dễ khiến bạn gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra các loại thức ăn có nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.

Tiếp tục cho trẻ ăn: tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn đưa đến trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử gì, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.

Khi trẻ có một trong những biểu hiện: Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt, có máu trong phân, tiêu chảy trên 8 lần trong vòng 6 giờ, nôn ói nhiều, đau bụng, trẻ yếu đi, lừ đừ, li bì. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở ý té gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em không phải là bệnh quá xa lạ. Tuy nhiên việc cha mẹ trang bị cho mình những kiến thức về bệnh sẽ giúp chủ động trong việc chăm sóc con tốt hơn.

Nguồn: Thành viên diễn đàn Lamchame.com tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang