Nếu con có 3 dấu hiệu này, bố mẹ phải CAN THIỆP ngay: Con không hề ngoan ngoãn mà tâm lý đang có vấn đề, rất nguy hiểm!

Bố mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy được một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, những đứa trẻ ngoan ngoãn có thể đang gặp vấn đề về tâm lý mà bố mẹ không biết.

Không ít cha mẹ đã thừa nhận, nhiều đứa trẻ khiến họ phải đau đầu từ nhỏ nhưng khi lớn lên lại rất ngoan ngoãn và hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của bố mẹ. Đó là những đứa trẻ có chính kiến, dám bảo vệ quan điểm của mình.

Các chuyên gia cho rằng, trẻ cố gắng làm "hài lòng" là một trạng thái nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ. Khi trưởng thành, trẻ sẽ dễ bị người khác coi thường và lấn át. Đây là vấn đề mà không một bố mẹ nào muốn con mình gặp phải.

3 BIỂU HIỆN "NGOAN GIẢ" CỦA TRẺ

1. Thận trọng quá mức

Người xưa thường hay nói: "Bê mới sinh không sợ hổ". Câu nói nhằm so sánh ví von những đứa trẻ cũng giống như chú bê non, thích khám phá thế giới, không sợ hãi điều gì. Đó là đặc điểm chung của trẻ, khác với người lớn luôn cẩn thận trước mọi chuyện.

Nếu một đứa trẻ không có mong muốn và không hứng thú khám phá mọi thứ xung quanh, luôn thận trọng quá mức chính là dấu hiệu của sự lo sợ, tự ti, nhút nhát. Những đứa trẻ này thường ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bản thân. Chỉ bằng cách gạt bỏ tâm lý sợ hãi, trẻ mới có được tương lai tươi sáng. Điều này đòi hỏi sự hướng dẫn phù hợp từ bố mẹ.

Nếu con có 3 dấu hiệu này, bố mẹ phải CAN THIỆP ngay: Con không hề ngoan ngoãn mà tâm lý đang có vấn đề, rất nguy hiểm! - Ảnh 1.

Biểu hiện đầu tiên của những đứa trẻ "ngoan giả" là luôn đề phòng quá mức trước mọi thứ (Ảnh minh hoạ)

2. Thích làm hài lòng người khác

Những đứa trẻ mặc cảm, tự ti, lòng tự trọng thấp thường xu nịnh người khác. Trẻ tin rằng nếu lấy được lòng người khác thì mọi chuyện sẽ trở nên thuận lợi. Chẳng hạn có những trẻ bỗng chăm chỉ đột xuất khi khách đến chơi nhà. Khách càng khen ngợi thì trẻ càng tỏ ra hào hứng, hăng hái làm việc. Hay có những trẻ đối xử rất tốt với bạn, còn năn nỉ bố mẹ mua quà tặng có giá trị cho bạn bè.

Trước những biểu hiện này của con, bố mẹ đừng lầm tưởng con tốt bụng, hào phóng và thân thiện. Thật ra, đây là biểu hiện của thói xu nịnh, mất tự tin vào bản thân. Đó là hành xử không có ranh giới và nguyên tắc chuẩn mực.

Nếu con có 3 dấu hiệu này, bố mẹ phải CAN THIỆP ngay: Con không hề ngoan ngoãn mà tâm lý đang có vấn đề, rất nguy hiểm! - Ảnh 2.

Trẻ "ngoan giả" luôn cố gắng chiều lòng người khác (Ảnh minh hoạ)

3. Luôn luôn vâng lời thầy cô, bố mẹ

Trẻ nghe lời bố mẹ ở nhà và thầy cô ở trường là đúng. Nhưng sự vâng lời phải dựa trên ý kiến riêng của trẻ. Đôi khi trong nhiều trường hợp, trẻ phải biết phân biệt đúng sai, biết phản bác và bảo vệ quan điểm đúng của mình.

Những đứa trẻ có chính kiến riêng, dám bảo vệ ý kiến trước bố mẹ, thầy cô thường là người tự tin, tư duy thông minh. Việc tranh luận đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển trí tuệ và tính cách của trẻ. Nếu trẻ quá nghe lời, dù cảm thấy điều đó là sai nhưng vẫn âm thầm chịu đựng, không phàn nàn thì bố mẹ đừng vội mừng. Đó chính là dấu hiệu của trẻ luôn lo sợ, thấp thỏm trước mọi chuyện.

Nếu con có 3 dấu hiệu này, bố mẹ phải CAN THIỆP ngay: Con không hề ngoan ngoãn mà tâm lý đang có vấn đề, rất nguy hiểm! - Ảnh 3.

Một đứa trẻ thông minh, tự tin sẽ dám đứng lên bảo vệ quan điểm của mình, không phải lúc nào cũng nghe lời (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là những phương pháp mà bố mẹ có thể giúp con cải thiện tình trạng "ngoan giả":

- Dạy trẻ về lòng tự trọng và sự tự tin: Bố mẹ nên nói với con rằng, chuyện mọi người có thích con không là điều không quan trọng. Con hãy dùng cá tính riêng biệt để chinh phục người khác, chứ không phải là sự phục tùng. Làm hài lòng người khác mù quáng sẽ đánh mất đi những nguyên tắc của bản thân. Hơn thế, điều này còn khiến người khác không coi trọng mình, dẫn đến bị tổn thương sâu sắc. Chỉ cần tôn trọng chính mình thì người khác sẽ tôn trọng lại.

- Khuyến khích trẻ: Sự tự tin không thể cải thiện trong ngày một ngày hai, loại bỏ nỗi mặc cảm cần một quá trình lâu dài. Bố mẹ đừng nên quá sốt ruột, nếu không sẽ gây ra tác động tiêu cực. Hãy cho con có thời gian, không gian để thay đổi bản thân một cách từ từ. Khi tư duy của trẻ phát triển, sự tự ti sẽ không còn. Trong giai đoạn nhạy cảm này, bố mẹ cần đồng hành cùng con, dành nhiều lời khen ngợi và động viên để con có động lực tiếp tục tiến bộ.

- Bố mẹ nên suy nghĩ về lời nói hành động của chính mình: Sự mặc cảm của con thường liên quan mật hiết đến thái độ của bố mẹ. Có thể việc bố mẹ kiếm soát quá mức, thường xuyên khiển trách, đánh mắng con gây nên tình trạng này. Việc bố mẹ quá khắc nghiệt sẽ làm tổn thương tâm lý trẻ. Vì thế, bố mẹ hãy điều chỉnh lời nói và hành động để giúp con gạt bỏ sự tự ti, rụt rè.

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/neu-con-co-3-dau-hieu-nay-bo-me-phai-can-thiep-ngay-con-khong-he-ngoan-ngoan-ma-tam-ly-dang-co-van-de-rat-nguy-hiem-162222803133006313.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang