Gary Smale, nhà tâm lý học tại Đại học Los Angeles (Mỹ) đã tiến hành một cuộc thí nghiệm nổi tiếng. Đó là đặt 1 người lạc quan cùng ở suốt thời gian dài với người có tâm trạng tồi tệ. Kết quả là sau 1 thời gian, người lạc quan cũng bị trầm cảm. Hiện tượng này đặc biệt thể hiện rõ ràng ở môi trường gia đình.
Khi một người có tâm trạng thất thường, các thành viên còn lại trong gia đình cũng trở nên lo lắng, cáu kính. Khi một người có tâm trạng không tốt, bầu không khí cũng trở nên u ám.
Đối với một gia đình, điều đáng sợ nhất khi nuôi dạy một đứa trẻ không phải là nghèo đói mà là "ô nhiễm tinh thần".
Tâm trạng tồi tệ cũng là một loại virus. Nếu một người mắc bệnh thì cả gia đình đều cùng bị lây nhiễm, từ đó hút hết năng lượng sống của cả nhà.
01
Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh mỗi khi bố đi làm về, trên người ông nồng nặc mùi rượu, gương mặt u ám. Kể cả khi mẹ chăm sóc bố cẩn thận thì cũng không thể khiến ông ngừng la mắng. Bất kỳ tiếng ồn nào tôi gây ra cũng có thể trở thành cái cớ để ông nổi giận.
Vào thời khắc đó, cả nhà tôi dường như đông cứng, mất đi sinh lực và sức sống. Cũng vì thế khi điền đơn vào đại học, tôi cố tình chọn một nơi cách xa nhà cả hàng trăm cây số, chỉ để trốn tránh cái lạnh lẽo và buồn bã ở quê hương. Kể cả bây giờ bố đã qua đời, mỗi lần nghĩ đến quá khứ tôi vẫn cảm thấy ngột ngạt.
Chuyên gia tâm lý Chu Tiểu Bằng (Trung Quốc) từng nói: "Một gia đình có hạnh phúc hay không được quyết định ngay từ lúc bạn bước vào. Bởi vì vẻ mặt của bạn khi bước vào sẽ quyết định hướng đi của gia đình bạn".
Tâm trạng tồi tệ nhất thời của bạn có thể mang đến thảm họa tàn khốc cho gia đình và phủ bóng đen lên cuộc đời của đứa trẻ. Quả thực, khi mọi người làm việc chăm chỉ ở bên ngoài, chắc chắn bạn sẽ gặp phải ít nhiều khó khăn và chịu đựng đủ loại bất bình. Nhưng những cảm xúc này bạn không nên mang về nhà, càng không nên dùng chúng để đổi xử tệ với con cái.
Nhà là bến cảng ấm áp nhất của chúng ta. Và những người yêu thương chúng ta nhất sống trong đó. Dù thế nào đi nữa, đừng để nhà trở thành nơi chôn vùi cảm xúc tiêu cực của bạn.
Nói thẳng, thật là bất tài và thậm chí ngu ngốc nếu bạn trút cơn giận từ bên ngoài lên đầu những đứa con của mình.
Một MC từng hỏi nhà kinh doanh thành công về bí quyết để có được cuộc sống hạnh phúc. Cô mỉm cười nói: "Tôi luôn tuân thủ một nguyên tắc, đó là không bao giờ mang những cảm xúc tiêu cực về nhà, càng hạn chế nói lời tiêu cực với con cái".
Sau khi từ chức ở đài truyền hình, cô chọn kinh doanh riêng. Những ngày đầu mới khởi nghiệp, ngày nào cô cũng bận rộn họp hành, lên kế hoạch, sản xuất, quảng bá cho công ty. Nữ doanh nhân này từng bận đến mức không có thời gian uống nước. Để nhanh chóng gia tăng vốn đầu tư cho công ty, cô làm việc chăm chỉ đến mức kết thúc buổi họp, cô nôn mửa trong nhà vệ sinh. Nhưng lúc sau, cô vẫn bước ra ngoài để chuẩn bị cho đầu việc kế tiếp.
Vào cuối ngày, cô thường cảm thấy bất lực đến mức bật khóc. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh kinh doanh có tồi tệ đến đâu, cô cũng sẽ cố gắng điều chỉnh tâm lý trước khi về nhà. Ngay cả bây giờ khi sự nghiệp đã thành công, cô vẫn đòi hỏi điều này ở bản thân.
02
Đôi khi tâm trạng tồi tệ của bạn khi ở nhà không phải từ bên ngoài vào mà do nội tâm tạo ra.
Xung quanh bạn có phải đang có một ai đó thích chỉ trích, phàn nàn mỗi khi mở miệng, luôn đổ lỗi cho bạn đời và chèn ép con cái không? Giống như một quả bom biết đi, tâm trạng của đối phương có thể phát nổ bất cứ lúc nào, khiến cả ngôi nhà trở nên hỗn loạn.
Nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng gia đình là một đơn vị xã hội, tồn tại nhiều cảm xúc mãnh liệt mà các thành viên có thể dễ dàng hấp thu. Nếu bố hoặc mẹ không biết kiềm chế, bao dung mà để những cảm xúc không tốt bộc phát thường xuyên thì sẽ dễ dẫn đến gia đình tan vỡ.
Khi một gia đình sống chung, những va chạm là điều không thể tránh khỏi. Song sự thấu hiểu và thỏa hiệp cho những thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ chính là con đường dẫn đến hạnh phúc lâu dài.
Cách đây vài ngày, tôi đã xem một đoạn video để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc. Trong video, một gia đình quây quần bên nhau xem TV, còn cậu con trai thì vào bếp lấy dưa hấu.
Kết quả là quả dưa hấu vô tình rơi xuống đất và vỡ thành từng mảnh.
Phản ứng đầu tiên của người cha khi chạy vào bếp không phải là trách móc mà là hỏi xem con trai mình có bị dưa hấu rơi trúng chân không. Còn người mẹ cười nói rằng cả nhà vẫn có thể ăn được, chỉ là cách bổ dưa hấu khác đi thôi. Sau đó, mọi người cùng nhau dọn dẹp sàn nhà, ôm mảnh vỡ dưa hấu còn sót lại mang ra bên ngoài ăn vui vẻ.
Tôi đã từng thấy câu này: “Điều quyết định hạnh phúc của một gia đình không phải là nghèo đói hay giàu khổ, sức khỏe hay bệnh tật mà là thái độ của chúng ta khi hòa hợp với các thành viên khác, những cảm xúc hay tính khí mà chúng ta thể hiện với các thành viên trong gia đình mình”.
Những cảm xúc mà bạn thể hiện không chỉ ảnh hưởng đến đứa trẻ, mà còn nuôi dưỡng hiện trạng của ngôi nhà. Nếu các thành viên chỉ biết đổ lỗi và phàn nàn thì chắc chắn dẫn đến nhiều rắc rối. Chỉ khi bố mẹ, con cái tôn trọng và thấu hiểu nhau thì gia đình mới hòa hợp và hạnh phúc.
Đừng đổ lỗi khi có chuyện xảy ra, hãy bao dung trong mọi việc. Đây là logic cơ bản để nuôi dạy đứa trẻ ngoan ngoãn và tạo tiền đề cho gia đình hạnh phúc và hòa thuận.
03
Franklin từng nói: "Một quả táo thối có thể làm hỏng cả một giỏ táo".
Tương tự như vậy, tâm trạng tồi tệ của một người cha, người cha mẹ đủ để phá hủy tương lai con trẻ và một ngôi nhà.
Từ hôm nay trở đi, các bạn hãy nhớ đóng cửa lại với những cảm xúc tiêu cực, chỉ để lại những nụ cười tươi cho gia đình, động viên nhau nhiều hơn, ít chỉ trích đi. Khi bạn gieo những hạt giống tình cảm tốt đẹp thì con cái mới lớn lên hạnh phúc, phát triển khỏe mạnh. Cuộc sống gia đình cũng từ đây mà dần tốt đẹp lên.
Theo Sohu
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.