Ngã xe tập đi, bé 8 tháng tuổi bị lún sọ não: BS cảnh báo điều cha mẹ cần chú ý nếu trẻ bị ngã

Thông tin từ Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, ngày 4/9, các bác sĩ của khoa đã phẫu thuật để nâng xương lún cho bệnh nhi 8 tháng tuổi bị ngã lún sọ thái dương đỉnh trái.

 

Mẹ của bé L (Thanh Thủy, Phú Thọ) cho biết, do bất cẩn của mẹ đã để con ngồi trên xe tập đi một mình và không kiểm tra mối dây buộc đã khiến cho chiếc xe mà bé đang ngồi bị tuột mối dây buộc lao xuống sân với ở độ cao khoảng 1m.

Cú va chạm mạnh với mặt đất đã khiến chóp đầu trái của bé bị lún sâu 1cm.

Gia đình đã đưa bé L đến ngay Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy để khám, qua thăm khám các bác sỹ tuyến huyện nhận định mức độ nghiêm trọng và đã chuyển tuyến cho cháu xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Tại đây, bé L đã được làm các cận lâm sàng và được chẩn đoán lún sọ thái dương đỉnh trái.

70279832_2389987314451854_1617785580492423168_n

Hình ảnh sọ não trước mổ.

Bác sĩ Hà Xuân Tài - Phó Khoa Ngoại Thần kinh, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi L cho biết: Lún sọ pingpong thường gặp ở trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi. Nguyên nhân thường do tai biến sinh có thủ thuật, hay trẻ bị ngã khi tập đứng, tập đi và trẻ bị ngã ở độ cao thấp.

Theo bác sĩ Tài, vị trí tổn thương thường gặp ở hộp sọ là vùng đỉnh. Do ở trẻ nhũ nhi hộp sọ có khả năng tự điều chỉnh tốt nên hiếm khi phải mổ cấp cứu ngay, trừ những trường hợp lún sọ mức độ nhiều, tổn thương rách màng cứng và tổn thương não. Tuy nhiên cha mẹ thường rất lo lắng và yêu cầu được mổ ngay vì liên quan đến thẩm mỹ hộp sọ và sợ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ về sau.

70349581_2389987457785173_6616566281069920256_n

Lún sọ do tai nạn nguy hiểm thế nào?

Lún sọ là tổn thương nguyên phát hình thành sau những va chạm vào đầu gây tổn thương ở sọ và não.

Chấn thương sọ não là loại tổn thương sau ngã, loại tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân thường gặp là do ngã khi trèo cây, trượt ngã trên nền nhà ướt, ngã đập đầu vào cạnh bàn, tai nạn giao thông…

Ngoài lún sọ, có thể gặp các tổn thương nứt sọ, tụ máu ngoài màng cứng… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán chấn thương sọ não là X-quang, CT-scanner… nhưng quan trọng nhất vẫn là theo dõi lâm sàng.

Vì vậy, sau khi ngã, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần. Nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường như: nôn, buồn nôn, sốt li bì… cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Các chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Nhất là chấn thương sọ não ở trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng. Phụ huynh cần quan tâm, theo dõi và chăm sóc bé an toàn để đề phòng trẻ ngã và bị chấn thương.

Các bác sĩ khuyến cáo, đối với trẻ nhỏ các bà mẹ nên hết sức thận trọng khi trông coi, chăm sóc các con. Nếu xảy ra những sự cố tương tự như trường hợp cháu bé nói trên gia đình cần khẩn trương đưa tới bệnh viện để các bác sĩ tiến hành khám, phẩu thuật nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Bố mẹ cần lưu ý gì nếu vẫn cho trẻ dùng xe tập đi luôn phải theo sát trẻ bởi bé có thể tự cho xe đi khắp nhà, dễ va đập hoặc tiếp xúc với các đồ vật có hại đến trẻ như ổ điện, bình nước, bếp...

 

Theo helino.ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang