Ngày uống 2-3 lít nước, mẹ bầu 6 tháng vẫn bị cảnh báo thiếu ối

Mới đây, một mẹ bầu trẻ lên diễn đàn làm mẹ thắc mắc rằng, dù chị đã uống nước rất nhiều mỗi ngày, cụ thể là 2-3 lít nước mỗi ngày nhưng đi khám, bác sĩ vẫn cảnh báo bị thiếu nước ối và yêu cầu bổ sung thêm nước hàng ngày.

Bà mẹ này lo lắng vô cùng vì uống quá nhiều nước thì sợ "vỡ dạ dày ra mất".

Đoạn chia sẻ của mẹ bầu này như sau: "Em mang bầu 6 tháng mà hôm bữa bị trượt chân ngã trong phòng tắm, bụng hơi nhức với con ít máy hơn nên sáng nay em xin nghỉ phép và đi siêu âm thử. Hú hồn, bác sĩ nói mọi thứ vẫn ổn.

Tuy nhiên, bác có nói là nước ối của em hơi ít, kêu về uống thêm nhiều nước vô để cải thiện lượng ối. Cơ mà bình thường em vẫn uống nhiều nước lắm các mẹ ạ, ngày cũng phải 2-3 lít chứ có ít đâu. Giờ uống thêm nữa chắc no căng dạ dày khỏi ăn cơm gì luôn quá. Em cũng định hỏi bác sĩ vụ này rồi mà ngại nên không dám".

Mẹ bầu 6 tháng hoang mang khi uống nhiều nước nhưng vẫn bị cảnh báo THIẾU NƯỚC ỐI

Dù mỗi ngày uống 2-3 lít nước nhưng mẹ bầu 6 tháng này đi siêu âm vẫn bị bác sĩ cảnh báo thiếu nước ối. Ảnh minh họa

Trước những thắc mắc này, bác sĩ CKI. Nguyễn Minh Sơn, phòng khám Y khoa Thịnh An tư vấn:

Nước ối từ đâu mà có?

Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ tinh. Lúc đó, buồng ối nằm độc lập trong mầm phôi, chứa dịch kẽ của phôi. Từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 28 sau thụ tinh, tuần hoàn nhau thai được thành lập, có sự thẩm thấu giữa tuần hoàn và nước ối. Sau đó, nước ối được tạo thành từ 3 nguồn gốc thai nhi, màng ối và mẹ:

– Trong giai đoạn đầu, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối. Khoảng 20-28 tuần, đường này mới chấm dứt.

– Từ tuần 20, xuất hiện nguồn nước ối từ khí phế quản, do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp.

– Nguồn nước ối quan trọng nhất từ thai nhi là đường niệu, xuất hiện từ tháng thứ tư. Do đó, bắt buộc phải khảo sát hệ niệu của thai nhi khi có tình trạng thiểu ối.

Mẹ bầu 6 tháng hoang mang khi uống nhiều nước nhưng vẫn bị cảnh báo THIẾU NƯỚC ỐI

Ảnh minh họa

– Màng ối bao phủ bánh nhau và dây rốn cũng tiết ra nước ối.

– Có một sự trao đổi qua màng ối những chất giữa máu mẹ và nước ối.

Sự tái hấp thu nước ối được thực hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa thai kỳ. Từ tuần thứ 20, thai nuốt nước ối. Như vậy, có hiện tượng tuần hoàn của nước ối. Nước ối luôn được tái tạo. Vào cuối thai kỳ, nước ối đổi mới mỗi 3 giờ. Sự tái tạo này tăng dần khi thai đủ tháng và giảm dần sau đó.

Nguyên nhân gây thiếu nước ối?

Nguyên nhân do mẹ: Bệnh lý của người mẹ có ảnh hưởng tính thấm của màng ối và chức năng của rau thai gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối như: bệnh cao huyết áo, tiền sản giật, bệnh lý về gan, thận….

Nguyên nhân do thai: Ở mọi giai đoạn của thai kỳ, nguyên nhân thường gặp nhất gây thiểu ối là vỡ ối sớm. Thường có một số bất thường bẩm sinh của thai kỳ kèm theo thiểu ối. Các bất thường của thai kết hợp với thiểu ối hay gặp là:

- Hệ thần kinh: Mặc dù các bất thường chính của hệ thần kinh có thể có liên quan tới lượng nước ối bình thường và sự tăng lượng nước ối, nhưng chỉ trong một số trường hợp là có liên quan tới thiểu ối.

+ Thai vô sọ

+ Não úng thủy

+ Thoát vị não màng não

- Hệ tiêu hóa: Hiếm găp, thường thì tắc nghẽn đường tiêu hóa là nguyên nhân gây đa ối.

+ Thoát vị rốn

+ Rò thực quản-khí quản.

+ Teo hành tá tràng.

- Hệ hô hấp: Giảm sản phổi.

- Hệ tiết niệu: Tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc không có thận.Các bệnh lý thường gặp là bất sản thận, nghịch sản thận, thận đa nang.

- Thiểu ối trong thai chậm phát triển trong tử cung xảy ra sau một tình trạng thiếu oxy của bào thai, giảm tưới máu phổi và giảm tiết dịch.

- Nhiễm trùng thai có thể là một nguyên nhân gây thiếu ối.

- Một số thuốc kháng Prostaglandin hay hóa trị liệu ung thư có thể gây thiểu ối.

- Khoảng 30% các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.

Cách tăng nước ối đơn giản cho mẹ bầu

- Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày

Mẹ bầu 6 tháng hoang mang khi uống nhiều nước nhưng vẫn bị cảnh báo THIẾU NƯỚC ỐI

Một trong những cách đơn giản nhất để tăng lượng nước ối của mẹ là cần đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày tương đương với 2-2,5 lít nước.

Khi cơ thể đủ nước thì nước ối của mẹ cũng sẽ tăng lên. Mẹ cần nhớ phải uống nước trong suốt cả ngày và không nên chờ đến khi khát mới uống.

- Ăn trái cây chứa lượng nước lớn

Một cách tuyệt vời nữa để giúp tăng lượng nước trong cơ thể đồng thời cũng giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu đó là chọn những loại trái cây, rau quả có lượng nước cao. Những loại trái cây chứa lượng nước cao bao gồm:

Các loại rau: dưa chuột (96,7% nước), rau diếp (95,6%), cần tây (95,4%), củ cải (95,3%), ớt xanh (93,9%), súp lơ (92,1%), rau bina (91,4%), bông cải xanh ( 90,7%) và cà rốt bao tử (90,4%).

Trái cây: Dưa hấu (91,5% nước), cà chua (94,5%), khế (91,4%), dâu tây (91,0%), bưởi (90.5%), và dưa vàng (90,2%).

- Tránh thực phẩm làm mất nước

Một số loại thảo dược được cho là có tác dụng lợi tiểu và vô tình khiến mẹ bầu bị mất nước. Mẹ càng đi vệ sinh nhiều thì nguy cơ mất nước càng cao. Vì vậy, chị em bầu nên cố gắng tránh xa những loại đồ uống lợi tiểu như trà từ cây bồ công anh, chè đặc, cà phê…

- Tránh xa rượu

Nếu bạn đang mang thai, hãy nói không với rượu dù bất cứ lý do gì. Đồ uống này không chỉ có hai với bé, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh mà còn làm cơ thể mẹ bầu mất nước và khiến lượng nước ối cũng bị giảm đi.

- Luyện tập thể thao thường xuyên

Luyện tập thể thao luôn được khuyến khích với các mẹ bầu và đặc biệt những mẹ bị thiếu ối. Các chuyên gia khoa sản luôn khuyên mẹ bầu nên tập luyện ít nhất 30-45 phút mỗi ngày. Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung, nhau thai và đây cũng là cách tăng chỉ số chất lỏng trong bọc ối do thai nhi đi tiểu ra đó. Mẹ cần biết rằng khi bé đi tiểu cũng là cách giúp tăng lượng nước ối.

Những bài tập được khuyến khích cho các mẹ bầu là: bơi lội, đi bộ, aerobics…

- Nằm nghiêng sang trái

Khi nằm ngủ hoặc bất cứ khi nào đặt lưng xuống nghỉ ngơi, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái. Khi nằm ở tư thế này, lưu lượng máu từ cơ thể mẹ sẽ đi qua các mạch máu trong tử cung và đến thai nhi một cách thông suốt hơn. Khi máu được vận chuyển với tốc độ đều đặn thì chỉ số nước ối cũng tăng lên.

- Can thiệp các phương pháp y tế

Nếu tình trạng thiếu ối ở mức độ nguy hiểm, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để được sử dụng những biện pháp y tế như tiêm nước ối, truyền tĩnh mạch hoặc đặt ống truyền ối…

Theo emdep.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang