Game online là hình thức giải trí được cả trẻ em và người lớn yêu thích bởi đồ họa sinh động, nội dung đa dạng và luôn được cải tiến liên tục. Cuộc sống ngày nay game online đã hiện hữu ở khắp mọi nơi, len lỏi vào từng gia đình và làm đảo lộn tất cả.
Ban đầu người lớn tìm đến game cũng là do tò mò, bị dụ hoặc để giảm stress. Còn con trẻ thì thấy bạn chơi mình cũng muốn chơi cho bằng được, hoặc tò mò khám phá thế giới trong điện thoại. Khi bố mẹ không để ý nghĩ là con chơi 1 lúc có sao. Nhưng dần dần, thời gian chơi game tăng lên và đến một lúc nhận ra tác hại của game ảnh hưởng đến con cái như nào thì mới tá hỏa.
Bậc phụ huynh khi thấy con cái ở trạng thái lờ đờ, học hành chểnh mảng thì mới tá hỏa kiểm tra thì mới biết con mình là game thủ từ khi nào không biết. Lúc này việc đưa con ra khỏi thế giới game là rất khó. “Đợt dịch covid-19 các con học online nên thời gian ngồi trước điện thoại và máy tính rất nhiều. Cứ nghĩ con học hành nghiêm chỉnh vì cả vợ chồng tôi đều vẫn làm việc như bình thường. Về đến nhà lúc nào vẫn thấy con ngồi trước máy tính, hỏi thì bảo con đang học. Công việc mưu sinh bận rộn khiến chúng tôi chủ quan. Thì con lớn rồi cũng muốn cho nó chủ động nên mọi việc cũng tin tưởng bởi trước đó con cũng ngoan ngoãn nghe lời. Đến một ngày giật mình khi thấy ở trạng thái lờ đờ, mặt mũi hốc hác, kết quả học tụt dốc không phanh, chúng tôi mới ngồi thẫn thờ. Ngày trước chỉ cho con chơi điện thoại tầm 1 tiếng/ngày thì giờ đây chắc con phải ngồi 10 tiếng/ngày, mặt không rời màn hình. Chúng tôi rối ren không biết phải xử lý việc này bắt đầu từ đâu. Cấm không dung điện thoại hay máy tính thì nó tỏ thái độ rất kinh khủng mà việc học vẫn cần”, chị Vân buồn bã chia sẻ.
Vợ chồng chị Vân đã chia sẻ câu chuyện với bạn bè mong tìm được lời khuyên. Đến giờ chị vẫn loay hoay với cậu con trai dành quá nhiều thời gian cho game thay vì học. Điều buồn nhất là trước đó con trai chị rất ngoan, nghe lời, và học lực khá. Giờ bị bố mẹ cầm, nó như trở thành một con người khác, vợ chồng chị cũng đang rất đau khổ khi phải đối mặt với vấn đề này. Chị ân hận vì đã bỏ bê con tự xoay sở, tránh mình không làm tốt vai trò của bậc làm cha mẹ. Cuộc chiến đấu dành lại con của chị Vân chắc còn gian nan nhưng muộn còn hơn không, bằng mọi cách chị phải giúp con tránh xa game online.
Chị Hương ở Cầu Giấy có cậu con trai đang học lớp 9. Chị cũng biết con chơi game nhưng ai hỏi thì chị lại bảo “đứa nào chẳng chơi game, giờ có gì khác đâu ngoài game”. Với suy nghĩ như vậy nên chị thấy việc con chơi game là hết sức bình thường. Nhưng cũng phải đến khi con chị chủ động bảo “con không thi đỗ lớp 10 đâu, con muốn nghỉ học. Con muốn đi làm kiếm tiền”. Chị Hương nghĩ con chơi game để giải trí đâu biết rằng đến một ngày chị nghe con thông báo tin sét đánh thế này. Chị Hương cũng chủ quan nghĩ con mình học được. Từ bé việc học của con chị không mảy may để ý vì chị tự hào sinh được cậu con trai hiểu chuyện. Việc học đều do bản thân con chủ động, chăm chỉ, kết quả học tập cuối năm đều là học sinh giỏi. Nhưng đến giờ nghe con nói vậy, người làm mẹ như chị biết sao đây.
Chị cũng thẳng thắn nói chuyện với con lý do vì sao con không học tiếp nhưng cậu con trai chỉ nói một câu con không thi được. Lúc này trong chị Hương mọi thứ dường như sụp đổ. Chị Hương cần bình tĩnh, suy nghĩ để tìm cách xử lý vấn đề của con. Chị cũng tìm hiểu mọi việc và tìm đến những người có kinh nghiệm để tư vấn và hướng dẫn cách xử lý khủng hoảng. Phương án cuối cùng là chị chấp nhận cho con dừng học để cuộc đời dạy cho thế nào là kiếm tiền, thế nào là va vào đời. Phương án lúc này chậm mà chắc còn hơn hỏng cả cuộc đời của con ở phía trước.
Cả chị Hương và Vân cũng như nhiều bậc phụ huynh đang có con nghiện game đều bị khủng hoảng tâm lý khi phát hiện ra sự thật. Họ cũng loay hoay, tâm sự nhỏ to với con, răn đe, dọa nạt, mắng mỏ nhưng đều không thành công. Bởi chính người lớn vì công việc đã làm mất đi cả 1 quãng thời gian dài kết nối với con cái. Giữa bố mẹ và con không có sự sẻ chia, quan tâm, sát sao. Cái giá phải trả cho sự bận rộn của người lớn đó là đẩy con cái đến gần với game online.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.