Số liệu khoa học cho thấy hơn 50% trí thông minh của con người có được trước 4 tuổi. Não bộ phát triển cơ bản trước 5 tuổi, và giai đoạn phát triển trí tuệ quan trọng là trước 3 tuổi.
Các quan điểm truyền thống cho rằng chỉ số IQ liên quan đến di truyền, nhưng ngày càng nhiều dữ liệu cho thấy nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ phát triển vượt trội và tạo khoảng cách với những đứa trẻ khác về mọi mặt.
Alan Winer, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, đồng thời là giáo sư Đại học Harvard, trong cuốn sách "Những đứa trẻ thiên tài - Hướng dẫn nuôi dạy con một cách khoa học" cho biết: Những đứa trẻ sở hữu chỉ số IQ cao có thể phát hiện ra trước 6 tuổi, và biểu hiện qua 3 dấu hiệu. Từ điều này, phụ huynh có thể điều chỉnh cách nuôi dạy cho phù hợp, để bồi dưỡng trí thông minh của con tốt nhất.
1. Chỉ số vượt khó (AQ) cao
Adversity quotient (AQ), còn được gọi là chỉ số vượt khó, chỉ số chống lại sự thất vọng. Nó đề cập đến cách con người phản ứng với nghịch cảnh, nghĩa là khả năng đối mặt với thất bại, thoát khỏi khó khăn và vượt qua khó khăn. Cùng với chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ), AQ tạo nên bộ 3 chỉ số quan trọng.
Trẻ em ngày nay thường thiếu chỉ số vượt khó. Nguyên nhân bởi ngày nay, trẻ thường là trung tâm trong gia đình, được chiều chuộng, chăm bẵm quá mức. Đối mặt với những thất bại, trẻ sở hữu IQ cao sẽ có cảm giác thất vọng thấp và ngược lại. Trẻ IQ thấp sẽ có cảm giác thất vọng cao và rất khó gượng dậy.
Tạp chí kinh doanh nổi tiếng “Harvard Business Review” từng đề cập: "So với trình độ học vấn, kinh nghiệm và đào tạo thì mức độ chống chọi với căng thẳng của cá nhân quyết định ai thành công và ai thất bại".
Ảnh minh họa.
2. Khả năng thực hành mạnh mẽ
Nhà giáo dục nổi tiếng Vasily Sukhomlinsky từng nói: "Trí tuệ của trẻ em nằm trong tầm tay". Câu nói này gián tiếp cho thấy việc trau dồi khả năng thực hành sớm của trẻ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí thông minh.
Khả năng vận động tay chân là khả năng cơ bản nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời cũng là khả năng học hỏi rất quan trọng, là khả năng phản ánh tốt nhất mức độ thông minh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trước 6 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ đủ không gian để phát triển khả năng thực hành. Hãy để trẻ chơi các trò chơi, sử dụng đạo cụ khác nhau để thúc đẩy các kết nối thần kinh trong não của trẻ, từ đó phát triển trí thông minh.
Nói đến việc trau dồi khả năng thực hành thì các món đồ chơi giải đố, ghép hình cho trẻ em được các chuyên gia nuôi dạy con gọi là "vitamin tăng cường trí não". Trong một chương trình tạp kỹ dành cho trẻ em của Trung Quốc có tên "The Great Child", bé gái 4 tuổi Xie Wantong đã mất 3 ngày để ghép bức tranh "Bầu trời đầy sao" cực kỳ khó. Bức tranh dài 6m, rộng 5m, có tổng cộng 500 mảnh ghép.
Chính vì hàng ngày thường được chơi các trò phát triển trí não nên cô bé đã có màn trình diễn bùng nổ trên TV.
Bé gái 4 tuổi Xie Wantong ghép tranh.
3. Có trí tò mò mạnh mẽ
Một nhà giáo dục từng chia sẻ: "Nếu không có trí tò mò và mong muốn tìm hiểu, sáng tạo thì không thể tạo ra những phát minh, sáng tạo có giá trị to lớn đối với con người và xã hội".
Nhà giáo dục và nhà sinh vật học nổi tiếng của Trung Quốc - ôn Tong Dizhou cũng nói điều tương tự: "Thiên tài là sự quan tâm mạnh mẽ và sự say mê ngoan cường. Mọi phát minh và khám phá trong lịch sử loài người, tên lửa, động cơ hơi nước, trọng lực, cái nào không liên quan đến trí tưởng tượng và trí tò mò của nhà phát minh".
https://afamily.vn/nghien-cuu-cua-dh-harvard-truoc-nam-6-tuoi-day-la-3-dau-hieu-ro-rang-nhat-chi-ra-con-ban-rat-thong-minh-20220625202516253.chn
Theo kenh14.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.