Công trình vừa được trình bày trên tạp chí khoa học Food and Function chỉ ra rằng polyphenol oxidase, một loại enzyme có trong nhiều loại trái cây và rau củ, ảnh hưởng thế nào đến các flavonoid trong một số trái cây khác.
Ăn chuối rất tốt nhưng nó có thể thành kẻ gây rối nếu được ăn kèm hoặc uống kèm các loại trái cây giàu flavonoid - Ảnh minh họa từ Internet
Flavonoid là một nhóm các hợp chất hoạt tính sinh học có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm cao, đã được chứng minh là cực tốt cho sức khỏe, góp phần giảm nguy cơ nhiều nhóm bệnh bao gồm tim mạch, chuyển hóa, ung thư...
Flavonoid có nhiều trong các loại quả như táo, lê, nho, dâu, việt quất, mâm xôi, ca cao...
Thế nhưng một phần ăn sáng bao gồm ngũ cốc, sữa chua mix với ít việt quất, dâu, táo, chuối... hay một ly sinh tố chuối - ca cao mà rất nhiều người ưa chuộng có thể không tốt như mong đợi.
Thủ phạm nằm ở chuối, thứ có rất nhiều polyphenol oxidase.
Theo TS Javier Ottaviani, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Mars Edge thuộc Khoa Dinh dưỡng của UC Davis, loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vì mang lại hương vị đặc biệt cho sinh tố hay món trái cây mix này lại khiến khả năng hấp thụ flavonoid của cơ thể người giảm xuống.
Điều này đã được chứng thực bằng một thử nghiệm lâm sàng sau đó.
Mẫu máu và nước tiểu của những người uống sinh tố hỗn hợp gồm chuối và nhiều loại quả mọng cho thấy lượng flavonoid thấp hơn tới 84% so với những người chỉ uống sinh tố quả mọng.
Còn một loại quả chứa nhiều polyphenol oxidase bị đưa vào diện cân nhắc nữa đó là táo. Tuy nhiên trái cây này cũng cực giàu flavonoid. Chính polyphenol oxidase khiến chuối và táo nhanh chóng chuyển sang màu nâu nếu bị gọt vỏ và để ra ngoài không khí, theo Medical Xpress.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.