Ngoài tắm, chị em dùng nước mùi già để làm một việc mỗi sáng ngày Tết sẽ có da sáng hồng, khí sắc tốt

(lamchame.vn) - Hương thơm của lá mùi già ngày cuối năm giúp người ta tĩnh tâm sau bao mệt mỏi của cuộc sống mưu sinh. Ngoài tắm, chị em dùng nước mùi già để làm một việc sẽ có da nhuận sắc, lợi sức khỏe.

Hàng năm, theo tục lệ của Tết cổ truyền, người Việt lại nô nức đun nước lá mùi già để tắm trong ngày 30 Tết. Điều này đã trở thành một phong tục vô cùng thiêng liêng và là nét văn hóa của người Việt không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

30 Tết tắm nước mùi già: Chuyên gia nói giữ lại để làm điều này mỗi sáng ngày Tết thì da sáng hồng, khí sắc tốt lại lợi sức khỏe - Ảnh 1.

Theo tục lệ của Tết cổ truyền, người Việt lại nô nức đun nước lá mùi già để tắm trong ngày 30 Tết. (Ảnh minh họa)

Hầu hết mọi người cho rằng hương thơm của lá mùi già ngày cuối năm giúp người ta tĩnh tâm sau bao mệt mỏi của cuộc sống mưu sinh. Hương thơm của loại cây thảo mộc này như gột rửa những điều đã cũ, những vướng mắc năm cũ trong lòng… để có một cơ thể sạch thơm nguyên vẹn sẵn sàng đón chào những điều tốt lành trong năm mới.

Ngoài tắm, rửa mặt bằng nước lá mùi già đem lại nhiều lợi ích

Ngoài tắm nước lá mùi già vào ngày cuối cùng của năm cũ, BS Đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại TP.HCM) khuyên mọi người nên giữ lại để đun nước rửa mặt mỗi sáng những ngày đầu năm.

Rửa mặt bằng nước mùi già vào ngày đầu năm mới là một phong tục có ý nghĩa như một nghi lễ thanh lọc, giúp loại bỏ điều đen đủi và mang lại may mắn, sức khỏe cho người thực hiện trong suốt cả năm. Đây là một phần của quan niệm về việc làm sạch và làm mới bản thân để đón nhận những điều tốt lành.

Chuyên gia khuyên mọi người nên giữ lại lá mùi già để đun nước rửa mặt mỗi sáng những ngày đầu năm. (Ảnh minh họa)

Rửa mặt bằng nước mùi già có thể giúp làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn và các tạp chất trên da, từ đó giúp da mặt sáng và mịn màng hơn. Ngoài ra, một số thành phần trong nước mùi già còn có thể có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu da, giúp giảm mụn và sưng viêm. Rửa mặt bằng nước mùi già mỗi sáng sẽ giúp da sáng hồng, khí sắc tốt.

"Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol, chiếm đến 70%, hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá cao gấp 10 lần cà chua, dưa chuột, canxi, sắt cũng cao hơn những loại rau khác", vị lương y chia sẻ.

Hương thơm của rau mùi có tác dụng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Rau mùi có ích cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng, làm dịu cơn đau cơ.

30 Tết tắm nước mùi già: Chuyên gia nói giữ lại để làm điều này mỗi sáng ngày Tết thì da sáng hồng, khí sắc tốt lại lợi sức khỏe - Ảnh 3.

Rửa mặt bằng nước mùi già có thể giúp làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn và các tạp chất trên da, từ đó giúp da mặt sáng và mịn màng hơn. (Ảnh minh họa)

Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm. Ngoài ra, rau mùi còn có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ những chất độc. Tinh dầu rau mùi chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiết niệu.

Dùng mùi già để tắm, rửa mặt đừng quên những nguyên tắc quan trọng

- Những người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung và lá mùi nói riêng.

Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm. (Ảnh minh họa)

- Việc sử dụng hạt hoặc lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi cần được hết sức lưu ý vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.

- Không tắm khi vừa ăn no vì làm mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng, ở tim, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh.

- Không nên tắm nước lá mùi quá đặc và có thể pha loãng chúng ra bằng cách hòa thêm nước, tắm ấm để được thoải mái hơn.

- Trước khi sử dụng lá mùi tắm, chúng ta cần rửa sạch lá đun sôi để tránh nhiễm khuẩn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang