Không ít người trong tiềm thức cảm thấy bản thân có rất nhiều bạn bè. Nhưng trên thực tế, tất cả người gọi là bạn bè kia lại biến mất hết mỗi khi bạn gặp khó khăn.
Không phải ai cũng đều đối xử với bạn bằng chân tâm. Trong thời đại lợi ích hàng đầu này, chúng ta phải biết cách kìm chế bản thân, giữ lại cho mình vài phần. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thản nhiên và dung dị trong xã hội phức tạp này.
Chúng ta nên học cách nhìn thấu những sự thật trong xã hội. Đừng bao giờ nghĩ người khác có nghĩa vụ giúp đỡ mình. Cũng đừng cho rằng bạn cho đi trái tim chân thành thì có thể nhận về điều tương tự.
1. Không phải ai cũng có thể làm bạn
Mọi người đều nói, càng có nhiều bạn thì cơ hội càng nhiều. Nhưng thật ra, khi bạn không còn bất kỳ giá trị gì thì tất cả bạn bè đều trở thành kẻ lạ mặt.
Ai cũng là người trưởng thành, hiểu rõ và biết rõ bản thân muốn gì. Thời gian của mỗi người đều có hạn. Ít ai chấp nhận hoang phí thời gian vào người không hề tạo cho họ giá trị.
Có người hỏi rằng: “Giây phút nào khiến bạn nhìn thấu một người?”.
Hẳn rằng ai cũng nhận ra, câu trả lời được tán thành nhất có lẽ là: “Khi bản thân rơi vào đường cùng”.
Thật vậy! Khi bước và thế bí, không còn đường lui, ít người xem bạn là bạn bè. Một người đang lún sâu vào vũng bùn, ai đưa tay ra ứng cứu cũng có nghĩa là phải chịu rủi ro theo.
Vậy nên, để tránh phiền phức, nhiều người chọn cách đừng bên ngoài làm ngơ, giả vờ là người dưng nước lã, xem như mọi ân tình trước đó đều như gió thoảng mây bay.
Nói thì nghe chua chát. Nhưng đó thật sự là lòng người!
Cái bóng đều sẽ rời xa bạn trong bóng tối. Bạn làm sao có thể trông mong ai đến toàn tâm toàn ý giúp đỡ mình?
2. Thứ nhìn thấy là gương mặt, không thể nhìn thấy là lòng người
Trong xã hội thời nay, chúng ta tham gia vào các mối quan hệ xã hội, chẳng qua chỉ là nhân tình thế thái phép tắc lịch sự hay công chuyện làm ăn mà thôi.
Vì sao tình cảm thời nay lại nhạt nhòa như thế?
Chẳng lẽ chỉ vì ai ai cũng bận bịu, không có thời gian xây dựng mối quan hệ một cách đàng hoàng sao? Đương nhiên là không phải. Chỉ là khi giao tiếp với nhau, nhiều người đặt ra những tiêu chuẩn đánh giá riêng.
Họ suy xét về việc cho đi và nhận lại. Nói cụ thể chính là cán cân giá trị trong mỗi mối quan hệ đôi bên.
Song, khi rơi xuống vực thẳm, người khác chỉ nhìn bạn mỉm cười. Khi bạn chạm đến đỉnh cao, họ lại trầm trồ ngưỡng mộ, kết thân làm quen.
Mỗi người đều có tiêu chuẩn kết bạn riêng. Chúng ta không nhất thiết dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá người khác, cũng không nên gửi gắp chính mình vào bất cứ ai.
Chuyện gì cũng dựa vào bản thân mới là con đường trưởng thành đúng đắn nhất của người đại trí.
3. Khi rơi xuống vực thẳm cùng cực, không làm phiền bất kỳ ai
Con người ở đáy sâu vực thẳm, chúng ta cần làm nhất là thay đổi hiện tại, chứ không phải đặt hy vọng vào người khác, hoặc chờ ai đó đến cứu giúp.
Bạn làm phiền, đối với người khác chính là một loại gánh nặng.
Kỳ vọng càng lớn, thất vọng càng nhiều.
Ở những lúc khó khăn, chúng ta chỉ có 2 lựa chọn: Chấp nhận buông xuôi và đột phá.
Nếu chọn cái đầu tiên, bạn chỉ có thể giậm chân tại chỗ, dần chìm vào tuyệt vọng. Bạn chọn cái sau, đột phá vòng vây, tìm kiếm cuộc sống mới.
Gặp khó khăn, bạn có thể nhờ vả, kêu gọi giúp đỡ, nhưng không được phép xem đó là chuyện hiển nhiên hay là trách nhiệm của người khác.
Trên đời này, chẳng có ai sống tốt hơn ai. Khác nhau ở chỗ, bạn dùng thái độ nào để đối mặt với chông gai và chiến đấu với cuộc đời. Chỉ cần bạn tin tưởng bản thân thì cái gì cũng có thể làm được.
Nguồn: Zhihu
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.