Người đang điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin COVID-19 hay không, cần lưu ý gì?

Trong thời điểm TP.HCM đã khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã có những giải đáp xoay quanh vấn đề bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc xin COVID-19 hay không.

Ngày 19/6, TP.HCM đã chính thức khởi động chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 4 với số lượng 650 điểm tiêm/ngày. Quy mô có thể lên đến 200.000 người tiêm/ngày.

Lược dịch thông tin từ Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia (NCCN) và Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tính tới thời điểm hiện tại, có ba loại vắc xin phòng COVID-19 được chấp nhận và khuyên dùng tại Hoa Kỳ là Pfizer - BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson/ Janssen.

Riêng Việt Nam hiện tại chỉ đang sử dụng loại vắc xin AstraZeneca do hãng sản xuất, có cùng cơ chế với vắc xin của Johnson& Johnson/ Janssen.

Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: Người đang điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin COVID-19 hay không, cần lưu ý gì? - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin COVID-19 ngày 19/6 tại TP.HCM.

Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc xin COVID-19 không?

Trước chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử đang diễn ra, câu hỏi nhiều người quan tâm là liệu bệnh nhân ung thư có thể sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 hay không?

Tùy vào tình trạng miễn dịch của chính họ. Vì chích ngừa tùy thuộc vào hệ thống của miễn dịch mới có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch.

Ung thư được chia làm hai phần ung thư thực thể và ung thư phi thực thể: Ung thư gan, dạ dày, phổi… cũng như các khối u lành tính không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch nên cân nhắc chích vắc xin.

Tuy nhiên các ung thư phi thực thể, đặc biệt là các ung thư bạch huyết: Ung thư bạch cầu cấp và ung thư bạch cầu mạn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch của con người. Những bệnh nhân như vậy có khả năng miễn dịch rất thấp ngay cả khi được chích đầy đủ vẫn không đủ khả năng tạo đáp ứng.

Vì vậy phải đợi khi tình trạng cải thiện tốt khả năng miễn dịch được phục hồi thì mới nên chích ngừa.

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) cho biết, tại thời điểm này bệnh nhân ung thư có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu không có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin.

Hướng dẫn lâm sàng tạm thời của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng đã bàn luận về những người bị suy giảm miễn dịch.

Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: Người đang điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin COVID-19 hay không, cần lưu ý gì? - Ảnh 2.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến thăm khám cho một bệnh nhân ung thư.

Hướng dẫn nêu rõ: "Những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về các vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa rõ trong quần thể bị suy giảm miễn dịch cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin và cần phải tiếp tục tuân theo tất cả những hướng dẫn hiện hành để tự bảo vệ mình chống lại COVID-19".

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, mặc dù một số bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể giảm phản ứng với vắc xin nhưng nó vẫn có thể mang lại lợi ích và điều quan trọng là làm giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư khi nhiều bằng chứng gần đây cho thấy họ có tỉ lệ nhiễm trùng nặng cao hơn.

Những người đang điều trị ung thư tích cực thì sao?

Bác sĩ Tiến chia sẻ, chỉ có một nghiên cứu được công bố cho đến nay của Wassengrin và cộng sự trên tạp chí Lancet Oncology đã báo cáo cụ thể về kết quả an toàn của vắc xin ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư (với thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch).

Theo Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia (NCCN), các bệnh nhân đang được điều trị ung thư có thể được đề nghị tiêm vắc xin phòng COVID-19 miễn là không có chống chỉ định với bất kì thành phần nào của thuốc. Điều này cũng đúng với người đã kết thúc điều trị.

Các bác sĩ ung thư có kinh nghiệm có thể tư vấn các loại vắc xin khác nhau cho bệnh nhân đang điều trị hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc.

Thời gian tiêm vắc xin được lựa chọn giữa các chu kì điều trị và sau thời gian chờ đợi thích hợp cho các bệnh nhân được ghép tế bào gốc và điều trị bằng globulin miễn dịch đề giảm thiểu rủi ro trong khi duy trì hiệu quả của vắc xin.

Cho đến thời điểm hiện tại theo hướng dẫn lâm sàng tạm thời, những người có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin sẽ không được thực hiện tiêm chủng. Các chống chỉ định được mô tả chi tiết hơn trong hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ.

Bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM: Người đang điều trị ung thư có thể tiêm vắc xin COVID-19 hay không, cần lưu ý gì? - Ảnh 3.

Nhân viên y tế sàng lọc, tư vấn sức khỏe trước tiêm cho người dân.

Lưu ý cho bệnh nhân

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, thời điểm tiêm chủng sau nhiễm COVID-19 (sau khi hết cách ly) tối thiểu 20 ngày dành cho bệnh nhân ung thư, sau khi điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương giai đoạn hồi phục của người nhiễm SARS-CoV-2 tối thiểu 90 ngày.

- Với người có bệnh ghép chống chủ (GVHD) và đang điều trị bằng các phác đồ ức chế miễn dịch, cần trì hoãn việc tiêm cho đến khi giảm bớt liệu pháp ức chế miễn dịch hoặc dựa trên sự tác động tới hệ miễn dịch trên tế bào lympho B hay T để xem xét.

- Bệnh nhân đang điều trị duy trì các thuốc miễn dịch như Rituximab hay chất ức chế tyrosine kinase có thể có đáp ứng giảm độc lực với tiêm chủng.

- Các chuyên gia công nhận rằng sự suy giảm bạch cầu hạt không ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng.

Điều này không có ý nghĩa đối với sự giảm bạch cầu trong thời gian ngắn ở những khối u đặc ác tính.

- Ở những bệnh nhân đang tiếp nhận hoá trị, thời điểm tiêm chủng tối ưu liên quan đến các chu kì hoá trị chưa rõ ràng. Trong trường hợp không có giữ liệu, lời khuyên được đưa ra là các bệnh nhân ở nhóm này nên tiếp nhận tiêm chủng khi có vắc xin.

- Lí do chính để tránh tiêm vắc xin trong giai đoạn hậu phẫu là để các triệu chứng (như sốt) có thể được xác định chính xác do phẫu thuật hay do tiêm chủng.

Đối với các phẫu thuật phức tạp hơn (ví dụ: cắt lách hoặc các phẫu thuật có thể dẫn đến trạng thái ức chế miễn dịch) bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một khoảng thời gian trì hoãn dài hơn kể từ thời điểm phẫu thuật.

- Ngay cả khi được tiêm phòng, những người tiếp xúc gần vẫn phải tiếp tục đeo khẩu trang và tuân theo các hướng dẫn giãn cách xã hội và các khuyến nghị phòng dịch.

 
 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang