Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nêu trên.
Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ.
Bị bệnh nghề nghiệp được hưởng bao nhiêu?
Khi mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động có thể được một hoặc nhiều khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp. Cụ thể:
1. Trợ cấp một lần
(Áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%)
- Suy giảm 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở.
+ Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 5 x 1.490.000 đồng = 7.450.000 đồng.
+ Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 5 x 1.600.000 đồng = 8.000.000 đồng.
Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
- Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH):
Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
2. Trợ cấp hàng tháng
(Áp dụng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)
- Suy giảm 31% thì được hưởng 30% mức lương cơ sở.
+ Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 30% x 1.490.000 đồng/tháng = 447.000 đồng/tháng.
+ Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 30% x 1.600.000 đồng/tháng = 480.000 đồng/tháng.
Sau đó cứ giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH:
Từ 01 năm trở xuống được hưởng 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
3. Trợ cấp phục vụ
(Áp dụng với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần)
Mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở.
+ Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 1.490.000 đồng/tháng.
+ Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 1.600.000 đồng/tháng.
4. Trợ cấp một lần khi chết
Người lao động chết do mắc bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trong thời gian điều trị lần đầu thì thân nhân được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
+ Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 36 x 1.490.000 đồng = 53.640.000 đồng.
+ Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 36 x 1.600.000 đồng = 57.600.000 đồng.
5. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Ngoài các khoản trợ cấp nêu trên, nếu người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng bệnh tật.
6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị
Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe không đảm bảo thì người lao động được nghỉ dưỡng sức từ 05 - 10 ngày:
+ Tối đa 10 ngày nếu suy giảm từ 51% trở lên;
+ Tối đa 07 ngày nếu suy giảm từ 31% đến 50%;
+ Tối đa 05 ngày nếu suy giảm từ 15% đến 30%.
Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, người lao động được hưởng:
- 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình.
+ Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 25% x 1.490.000 đồng = 372.500 đồng.
+ Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 25% x 1.600.000 đồng = 400.000 đồng.
- 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
+ Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 40% x 1.490.000 đồng = 596.000 đồng.
+ Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 40% x 1.600.000 đồng = 640.000 đồng.
Như vậy, ngoài việc để tránh bị bệnh nghề nghiệp thì người lao động cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản cũng như biết được các chế độ bệnh nghề nghiệp nếu không tránh được bệnh để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Nguồn: Thành viên diễn đàn Lamchame.com tổng hợp
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.