Người mẹ đau đớn chứng kiến những vết thương chằng chịt trên cơ thể con gái bị chó thả rông cắn

(lamchame.vn) - Cộng đồng mạng vừa chia sẻ hình ảnh bé gái trên người chằng chịt các vết thương do bị chó thả rông cắn. Cùng với hình ảnh là những bày tỏ ân hận của người mẹ vì không ở cạnh con khi bị chó tấn công.

Sáng 28/2, trao đổi với chúng tôi, chị T.Q D (Hà Giang), cho biết gia đình đã chuyển con gái đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị do bị chó cắn, bé gái bị những vết cắn chằng chịt khắp người.

Người mẹ đau đớn chứng kiến những vết thương chằng chịt trên cơ thể con gái bị chó thả rông cắn- Ảnh 1.

Bé gái bị rất nhiều vết thương trên người do bị chó tấn công, gia đình đã đưa bệnh nhân xuống Bệnh viện Nhi trung ương để điều trị. (Ảnh người mẹ chia sẻ trên trang cá nhân).

Trao đổi nhanh qua điện thoại, chị D. vẫn chưa hết xót xa và không thể tả hết nỗi đau, người mẹ trẻ chỉ nhớ, ngày hôm qua khu vực nhà chị xuất hiện con chó (hiện chưa xác định được của gia đình nào) bất ngờ từ đâu đến, chó tấn công nhiều người (khoảng 5 người) trong đó có con gái của chị D.

Ngay sau đó, người dân xung quanh đã hô hào truy đuổi và đánh chết con chó thả rông để đề phòng chó tấn công những người khác.

Người mẹ đau đớn chứng kiến những vết thương chằng chịt trên cơ thể con gái bị chó thả rông cắn- Ảnh 2.

Bé gái trước khi được đưa đi cấp cứu

Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công

Mặc dù Nghị định 90 của Chính phủ quy định về việc xử lý tình trạng chó thả rông, không có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân, tuy nhiên tình trạng chó thả rông ra đường không đeo rọ mõm gây mất an toàn vẫn diễn ra. Thực tế đã có nhiều vụ chó tấn công người ngay ở nơi công cộng gây thương tích, thậm chí có trường hợp tử vong vì chó cắn. Như tình huống nêu trên là điển hình, sự việc khiến nhiều người quan tâm.

Phải làm thế nào để phòng tránh chó tấn công? Cách tự vệ và thoát thân khi bị chó tấn công?

Dưới đây là những khuyến cáo của các chuyên gia tại một cuộc hội thảo liên ngành y tế - thú y tăng cường các hoạt động phòng chống bệnh dại do Viện pasteur TP.HCM tổ chức.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút dại vì các em thường thích vui chơi, vuốt ve các loại động vật (như chó, mèo,…) và khi bị các loại động vật này tấn công cũng chưa đủ khả năng phản kháng, dễ bị cắn, cào.

- Trẻ không chạy nhanh gần chó vì nó sẻ tưởng mình đuổi nó và nó sẽ cắn mình.

- Trẻ không được trêu chọc chó, không lại gần chó khi chó đang ăn, ngủ hoặc khi chó mẹ đang cho con bú. Vì nó tưởng bạn cướp thức ăn, cướp con của nó và nó sẽ cắn bạn.

- Khi gặp chó, trẻ không nhìn thẳng vào mắt chó vì nó tưởng bạn đe dọa nó và nó sẽ cắn bạn.

- Khi một con chó đang gầm gừ đến gần bạn, trẻ không được quay đầu chạy, đứng yên tại chỗ, tay duổi 2 bên. Cho chó ngửi bạn và rồi nó sẽ bỏ đi.

- Nếu bị chó tấn công, hãy giả vờ ngồi im, cuộn tròn như quả bóng, che mặt lại, vòng tay ôm cổ để hạn chế tổn thương do chó cắn ở phần mặt và phần cổ.

- Khi bị chó mèo cào, cắn chảy máu hoặc bị chó, mèo liếm vào vùng da bị chảy máu, trầy xước cần phải rửa sạch ngay vết thương bằng nước và xà phòng hoặc dầu gội đầu, sữa tắm rồi bôi chất sát khuẩn như cồn. Nói với cha mẹ để được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang