Tờ QQ từng đăng tải về trường hợp của bà Lý (63 tuổi, sống tại Hải Ninh, Chiết Giang). Tối hôm đó, bà Lý đã làm món đậu kiếm xào cho bữa tối. Trong quá trình nấu ăn, bình ga của gia đình đột nhiên hết. Nếm thử thấy đậu chưa chín kỹ nhưng cũng đã vừa ăn, bà quyết định dọn nó ra bàn.
Chồng bà Lý vì răng kém nên chỉ ăn 1, 2 miếng. Toàn bộ đĩa đậu đều được bà Lý ăn hết. Vào 10h tối cùng ngày, người phụ nữ này có triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi.
Bà Lý được gia đình chở đến Trung tâm y tế của thị trấn để truyền nước biển. Tuy nhiên, 3 ngày sau bà vẫn chưa thể đi tiểu. Lúc này, các bác sĩ ở trung tâm đề nghị bà nên chuyển tuyến để được điều trị tốt hơn.
Tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang, bác sĩ Yan Shenggang, trưởng khoa Thận đã trực tiếp kiểm tra và nhận thấy chỉ số chức năng thận của bà Lý đã đạt đến giai đoạn thứ 5 của suy thận.
Hình ảnh siêu âm thận của bà Lý
Theo bác sĩ Yan Shenggang: "Đây là một vụ ngộ độc thực phẩm điển hình. Trong đậu kiếm có chứa ancaloit - một chất độc có thể tiêu diệt khi nấu đủ chín. Tuy nhiên, bà Lý lại ăn hết đĩa đậu kiếm chưa được nấu chín kỹ, sự hấp thụ chất độc này đã gây suy thận cấp, triệu chứng dễ thấy là nước tiểu không được sản xuất bình thường".
Cũng theo bác sĩ, chỉ số creatinine, phản ánh chức năng thận của bà Lý đã tăng lên hơn 600, vượt quá 6 lần giới hạn của người bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, có nguy cơ bị ngừng tim đột ngột, khiến máu không lưu thông, gây đột quỵ. Sau khi nhập viện, bà Lý đã được yêu cầu chạy thận nhân tạo.
Bác sĩ Yan Shenggang đang thăm khám cho bệnh nhân
Ngoài đậu kiếm, 5 món sau đây cũng nên lưu ý khi chế biến
Theo bác sĩ Yan Shenggang, ngoài đậu kiếm thì một số loại rau củ sau đây cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu chế biến, sơ chế không kỹ.
Đó là:
1. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc là solanine. Nếu ăn khi chưa nấu chín kỹ, chất này có thể gây buồn nôn, nôn, da bầm tím, chảy nước miếng, chóng mặt và các triệu chứng ngộ độc khác. Đặc biệt, nếu ăn sống còn nguy hiểm cho tính mạng.
2. Đậu cove chưa nấu chín
Đậu cove là thực phẩm nhiều gia đình yêu thích nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết chúng có chứa độc tố saponin. Nếu ăn sống có thể làm cho đường tiêu hóa bị kích thích dữ dội hoặc ngưng kết hồng cầu trong máu. Khi ăn đậu cove chưa nấu chín, thời gian ủ bệnh là từ 1 đến 5 giờ. Các triệu chứng thường bắt đầu là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, nhức đầu...
3. Rau mầm
Các loại rau mầm rất ngon và giàu chất xơ, tuy nhiên chúng thường phát triển ở môi trường nhiều độ ẩm, có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria, dễ gây ngộ độc cho con người. Nếu ăn rau mầm không nấu chín, không rửa sạch kỹ lưỡng thì rất nguy hiểm.
4. Súp lơ
Súp lơ trắng là một loại rau có giá trị dinh dưỡng rất phong phú, chứa hàm lượng chất béo tương đối thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin và chất xơ, có tác dụng làm chậm lão hóa và giúp giảm cân.
Tuy nhiên, cấu tạo của súp lơ tương đối phức tạp, bề mặt không bằng phẳng sẽ dễ tạo cơ hội cho các loại ký sinh trùng ẩn náu, nếu không vệ sinh kỹ, nấu chín kỹ thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người nếu ăn phải.
5. Măng
Theo Đông y, măng là một món ăn rất ngon, giàu chất dinh dưỡng có lợi và còn có tác dụng trị nhiều bệnh. Thường xuyên ăn măng sẽ giúp bạn trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt rất hữu hiệu.
Tuy nhiên, trong măng có độc tố cyanide, độc tố này khi đi qua đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Để tránh bị ngộ độc, sau khi mua măng về, chị em cần rửa sạch, ngâm muối, sau đó luộc kỹ 3 lần và hãy mở vung để độc tố bay đi.
(Nguồn: QQ, Aboluowang)
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/nguoi-phu-nu-suy-than-sau-khi-an-loai-rau-nhieu-nguoi-yeu-thich-bs-canh-bao-5-mon-rau-sau-day-co-doc-to-rieng-khi-che-bien-can-het-suc-luu-y-22202182201637857.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.