Người thông minh không sợ "mặt dày": 9 biểu hiện của người IQ cao, làm gì cũng suôn sẻ, ai gặp cũng thích

Người thông minh chính là bậc thầy về quản lý thời gian. Những ai có thể sử dụng thời gian một cách triệt để nhất tạo ra giá trị là người chắc chắn sẽ thành công.

Trong môi trường làm việc, cùng với xuất phát điểm như nhau, có người thăng quan tiến chức "như cá gặp nước", nhưng có người lại chỉ có thể "dậm chân tại chỗ". Sự khác biệt này đa phần nằm ở năng lực làm việc, hay nói đúng hơn là sự chênh lệch giữa người bình thường và người có IQ cao.

Học tập 9 đặc điểm của người IQ cao sau đây để có sự nghiệp thành công, cấp trên trọng dụng, đồng nghiệp yêu thích:

1. "Mặt dày"

Người thông minh không sợ
 

Một số người mặc dù biết rõ năng lực của bản thân chênh lệch với tiêu chuẩn ngành nghề nhưng vì muốn giữ thể diện nên đã giả vờ tài giỏi và tinh thông mọi việc. 

Họ thích mặc đồ hiệu và “khua môi múa mép” trước mặt người khác về thành tích sự nghiệp của mình. Điều này chỉ khiến người khác càng thêm bất mãn, ghét bỏ và khinh thường họ. 

Hành động gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn chính là không hiểu mà giả vờ hiểu với cấp trên hoặc lãnh đạo. Cuối cùng, nhiệm vụ không hoàn thành, thậm chí niềm tin cũng bị lung lay. 

Muốn tích lũy kinh nghiệm và trở nên giỏi giang, bạn phải hạ thấp cái tôi, “mặt dày” hỏi han để học tập từ những người xung quanh. Ngại ngùng hay giả vờ là những điều khiến con người càng thêm thậm tệ và đánh mất phương hướng. 

Mặc dù hỏi câu “ngu ngốc” sẽ khiến chúng ta mất đi hình tượng, nhưng có thể giúp bản thân tiếp nhận thêm nhiều thông tin và giải quyết vấn đề trong công việc.

2. Giữ được sự bình tĩnh khi gặp chuyện khó khăn 

Gặp phải vấn đề khó khăn trong công việc là chuyện bình thường. Người thông minh sẽ không than vãn, không hoảng loạn, mà vẫn giữ được bình tĩnh để đối mặt và tìm cách giải quyết. 

Đương nhiên, cấp trên sẽ không giao những nhiệm vụ quan trọng cho người chậm chạp và không biết kiểm soát cảm xúc. Kiểu người này ít khi được trọng dụng và được thăng chức tăng lương. 

Trên thực tế, người có thể hoàn thành những công việc khó nhằn thì càng có đủ năng lực để hướng đến chức vị cao hơn. 

 

3. Không “ngồi lê đôi mách”, thị phi chuyện của người khác 

Người thông minh không bao giờ bàn tán xôn xao sau lưng người khác vì họ biết rõ điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quan hệ đồng nghiệp, đồng thời cũng để lại ấn tượng xấu trong mắt cấp trên. 

Thay vì chỉ biết để ý đến người khác, người thông minh thật sự sẽ tập trung làm tốt nhiệm vụ của mình. Quan trọng hơn, họ ý thức được bản thân nên làm gì và nói gì. 

4. Không thể hiện toàn bộ thực lực 

Người thông minh không sợ
 

Người thông minh thấu hiểu được một chân lý: Cây to đón gió lớn, người giỏi thường bị ghen ghét. 

Khoe khoang thành tích, điều kiện gia đình và thực lực một cách quá lố lăng chỉ khiến đồng nghiệp và lãnh đạo phản cảm. 

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không được phép thể hiện tài năng của mình ở nơi làm việc. Tuy nhiên, thể hiện và khoe khoang là hai định nghĩa hoàn toàn khác nhau. 

Khoe khoang đa phần đều là nói khoác. Cố ý phóng đại ưu điểm của bản thân là hành động cực kỳ ngu xuẩn. 

Người thông minh luôn giữ được sự khiêm tốn, tuyệt đối không hấp dẫn sự chú ý để tự "rước họa vào thân".

5. Biết cách phát triển các mối quan hệ xã hội 

Duy trì và phát triển quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên là một loại đầu tư của người thông minh. 

Quan hệ xã hội không chắc chắn sẽ giúp bạn thành công, nhưng nó là công cụ đưa bạn đến vạch đích dễ dàng hơn. 

Đồng thời, người thông minh cũng biết cách chọn lọc và tập trung vào những mối quan hệ cần thiết. Vòng tròn xã hội càng lớn thì cơ hội dành cho bạn càng nhiều. 

6. Xuất hiện vào những thời điểm mấu chốt

Người thông minh không sợ
 

 Còn gì cảm động hơn khi có người bất ngờ xuất hiện giúp chúng ta giải quyết khó khăn!

Người thông minh luôn biết cách ra tay giúp đỡ người khác đúng lúc đúng thời điểm vì họ hiểu giúp người khác cũng là đang giúp chính mình. Điều này không phải đang cổ xúy cho con người học thói vụ lợi và tính toán. 

Người thông minh sẽ không bỏ rơi rồi đột ngột xuất hiện, mà luôn dõi theo suốt quá trình và chỉ quyết định giúp đỡ khi đồng nghiệp thật sự không thể giải quyết vấn đề. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu đoạt mất cơ hội của người khác thì sự giúp đỡ sẽ không còn đúng nghĩa. 

7. Luôn đưa ra những ý tưởng táo bạo

Trong quá trình làm việc, người thông minh sẽ đưa ra những ý tưởng táo bạo để hoàn thiện nhiệm vụ một cách vượt trội hơn.

Bản thân họ không quan tâm ý tưởng của mình có được công nhận hay không, mà điều quan trọng hơn là lãnh đạo cấp cao và đồng nghiệp sẽ đánh giá họ có tài và có tâm với công việc.

8. Biết lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của người khác

Người thông minh không sợ
 

Muốn xây dựng mối quan hệ với người khác thì khả năng biết lắng nghe là điều kiện không thể thiếu.

Người thông minh luôn chú ý đến đối phương nói gì và tìm cách thấu hiểu họ. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, học cách tìm hiểu suy nghĩ của con người sẽ có lợi trong việc tạo dựng quan hệ xã hội tốt đẹp và nắm bắt tâm lý của khách hàng.

9. Lập kế hoạch quản lý thời gian rõ ràng

Người thông minh luôn biết cách quản lý thời gian của mình, mỗi giây mỗi phút trôi qua đều phải có giá trị. Cố gắng cho hiện tại cũng là đang phấn đấu cho tương lai.

Họ làm việc trong trạng thái bình tĩnh và luôn mang lại hiệu quả cao. Điều này giúp họ dễ được cấp trên trọng dụng. 

Người thông minh chính là bậc thầy về quản lý thời gian. Những ai có thể sử dụng thời gian một cách triệt để nhất để tạo ra giá trị là người chắc chắn sẽ thành công.

(Nguồn: Zhihu)

 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nguoi-thong-minh-khong-so-mat-day-9-bieu-hien-cua-nguoi-iq-cao-lam-gi-cung-suon-se-ai-gap-cung-thich-162221501191936996.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang