Nguy cơ ung thư nếu không dùng đũa đúng cách

(lamchame.vn) - Những đôi đũa bình dị là vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Nhưng ít người biết rằng dùng đũa không đúng cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

80 % người Việt dùng đũa gỗ, đũa tre. Đây cũng là 2 loại đũa dễ bị ẩm - mốc nhất. Những chiếc đũa khi bị mốc sẽ sản sinh ra Aflatoxin - độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua là những chất phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan. Ngoài ra đũa gỗ sau 1 thời gian sử dụng sẽ có vết nứt nhỏ, đây là tụ điểm lý tưởng của vi khuẩn, nấm mốc sinh trưởng và phát triển mà không loại nước nóng hay xà phòng nào có thể diệt hết được.

Nấm mốc ở đũa gỗ thường khó diệt tận gốc 

Nhiều người cẩn thận lựa chọn đũa sơn để tránh nấm mốc. Tuy nhiên lớp sơn bên ngoài lại chứa nhiều kim loại nặng, chì và các chất phụ gia. Khi tiếp xúc với đồ ăn nóng, những món ăn có độ chua...lớp sơn này có thể tan ra vào hòa vào thức ăn đi vào cơ thể.  Tương tự như vậy, với đũa nhựa dù không có nguy cơ nấm mốc nhưng nếu được làm từ chất liệu nhựa rẻ tiền không đảm bảo thì gỗ nhựa cũng gây hại cho sức khỏe.

Đũa sơn có chứa kim loại nặng gây hại cho sức khỏe

Những loại đũa tre dùng 1 lần thường được nhà sản xuất trộn lưu huỳnh hoặc bột talc để có vẻ ngoài trắng sáng. Khi dùng đũa này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta ăn cả hóa chất vào cơ thể.

Đũa một lần lợi bất cập hại

Vậy dùng đũa đúng cách là như thế nào? Nên chọn những loại đũa được làm từ tre trúc tự nhiên. Phơi khô ráo trước khi dùng và cần thay toàn bộ đũa mới sau 4 tháng sử dụng. Không dùng đũa khi còn ẩm hay thấy bị mốc. Với đũa mới mua trước khi dùng cần rửa sạch, luộc trong nước nóng để loại đi những chất hóa học của các đơn vị sản xuất.  

Theo vietnamnet

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang