Nguyễn Xuân Trường - Một gã Trầm Hương phố núi

(lamchame.vn) - “Trầm Hương phố núi” là nickname của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường. Sinh ra từ một miền quê vùng đồng bằng bắc bộ nhưng có lẽ do có một khoảng thời gian tới hơn bốn mươi năm, thậm chí nguyện cả cuộc đời gắn bó với Tây nguyên, với phố núi Pleiku nên Xuân Trường muốn tạo cho mình một nét riêng, mang đặc trưng của một sản vật quý hiếm hầu như chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có được: Trầm Hương.

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường & niềm đam mê với văn học

Nói chuyện với Xuân Trường, điều cảm nhận đầu tiên của mọi người có lẽ là sự hài hước, dí dỏm. Ẩn sâu trong dáng vóc có phần già nua cũ kỹ của nhà thơ này là một con người hoàn toàn khác lạ: Hòa đồng, nhiệt huyết và luôn có những phản ứng lanh lẹ.

Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, sẵn “chất văn” và niềm đam mê Văn học từ nhỏ, dù không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng nhờ tài ứng biến nhanh nhẹn và khả năng tự tìm tòi, học hỏi mà Xuân Trường có tới 15 năm làm nghề MC của các sự kiện lớn nhỏ trong phạm vi toàn tỉnh. Chỉ đến khi đảm nhận trọng trách của người đứng đầu cơ quan, ấy là lúc mà thời gian không còn đủ để được tung tẩy với những đại tiệc cùng những câu nói hài hước, dí dỏm trên sân khấu, Xuân Trường mới lặng lẽ chia tay nghiệp MC thuở nào.

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường được nhận xét là người vui vẻ, hòa đồng

Với bạn bè quen biết thì không nhiều người hỏi về cái tên Trầm Hương. Nghe nói đến 2 từ này họ chỉ cười, song với bạn bè mới quen, sau khi nghe gã “người rừng” (Xuân Trường tự nhận mình như vậy) cắt nghĩa thì tất cả đều cười ồ lên một cách thú vị vì ý nghĩa ẩn sau từng con chữ.

Họ cười, họ ngạc nhiên vì trong cuộc sống hiện đại, hầu như ai cũng muốn tự gán cho mình những cái được cho là tốt đẹp nhất, ấy vậy mà Xuân Trường- gã Trầm Hương phố núi lại tự nhận mình là một kẻ “hâm” vĩ đại. Tuy thế, với những ai am hiểu dù chỉ một chút Hán tự thì họ mới chợt vỡ ra một điều, hóa ra “hâm” mà gã Trầm Hương phố núi không phải là hâm dở, là hâm hấp, “Hâm” trong nghĩa sâu thẳm của từ Hán mang một ý nghĩa như một niềm mơ ước của biết bao người, bởi Hâm trong tiếng Hán có nghĩa là  “giàu có, thịnh vượng”.

Nét riêng trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Xuân Trường

Tự nhận chịu ảnh hưởng lối tư duy “hiện thực phê phán” của Nam Cao nhưng những trang viết của Xuân Trường vẫn có chút gì đó “nhân hóa” theo phong cách của cụ Tô Hoài hoặc Nguyễn Thi. Chả thế mà những truyện ngắn của Xuân Trường vừa có chút ngậm ngùi, xa xót, nhưng lại vừa có chất dí dỏm, hài hước trong từng câu thoại như chùm truyện ngắn: Lục thứ tranh công, Giọt nước mắt cá, Thằng búp bê làm từ đồ tái chế, Bài học chưa cũ

Theo nhận xét của nhiều bạn đọc thì thế mạnh của Xuân Trường chính là những vần thơ lục bát hoặc thơ tám chữ. So với các thành viên khác trong Hội VHNT tỉnh thì Xuân Trường viết không nhiều, nhưng mỗi vần thơ của “gã người rừng” luôn có sự chọn lọc, phá cách đầy bất ngờ.

Nguyễn Xuân Trường trung thành với lối thơ truyền thống

Tưởng đâu cả cái đêm mênh mông tĩnh lặng sẽ chìm sâu trong khoảng không gian trầm mặc: Khẽ khàng vớt mảnh trăng cong/ Ai buồn đem thả xuống dòng hoang sơ/ Làng quê ngái ngủ ven bờ/ Đồng xa cánh vạc bơ vơ kiếm mồi/ Lục bình thao thức quên trôi…Ấy vậy mà đến câu cuối của bài “Trăng vỡ” thì độc giả mới chợt òa lên bởi: Cá vô tình quẫy vỡ rồi ánh trăng. Tất cả không gian tưởng như trầm mặc bỗng vụt lay động, có hồn bởi tiếng cá quẫy và bởi muôn ngàn ánh trăng trên sông.

Một trong những điểm nổi bật khác của Xuân Trường ấy chính là những vần thơ cảm tác ngẫu hứng về thiên nhiên, thậm chí cảm tác về một tấm ảnh bất chợt nào đó. Trở lại với chữ “hâm” tự nhận của Xuân Trường thì chắc có “ối” nhà văn nhà thơ lúc này cũng xin được một lần “hâm” để được nghe tim mình xao xuyến.

“Gã Trầm Hương” chia sẻ lý do hợp tác với The Poet Magazine

The Poet Magazine có địa chỉ tại https://www.thepoetmagazine.org/ là trang tổng hợp thơ, ca dao tục ngữ, những câu nói hay, ý nghĩa. Trang xây dựng tính năng Kiểm Tra Chính Tả tiện lợi và chuyên mục Blog với những thông tin về phong thủy thú vị. Ngoài ra, trang còn có chuyên mục phân tích văn học và tiếp tục phát triển nội dung ngôn ngữ Việt trọng tâm với các bài vè, đồng dao, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích và nhiều chủ đề thú vị khác.

Chia sẻ với chúng tôi, nhà thơ Nguyễn Xuân Trường chia sẻ về mong muốn xây dựng thư viện văn thơ online để các bạn trẻ dễ dàng tiếp cận với kho tàng văn học Việt Nam và thế giới. Đó cũng là lý do khi đội ngũ The Poet Magazine ngỏ ý muốn ông trở thành Tư Vấn Chuyên Môn của trang cho các chuyên mục Thơ ca, ông đã không ngần ngại và đồng ý.

Trường học nơi nhà thơ Nguyễn Xuân Trường công tác tổ chức ngày hội đọc sách khích lệ văn hóa đọc cho học sinh

Với mục tiêu mang đến diễn đàn chất lượng cho tất cả những ai yêu thích và quan tâm đến văn học, nhà thơ Nguyễn Xuân Trường đã đưa ra nhiều ý kiến và đóng góp thiết thực để cải thiện chất lượng nội dung. Nhà thơ cũng đóng vai trò kiểm duyệt cho rất nhiều bài viết tại trang. Bên cạnh đó, không ít bài viết tại trang do chính ông sử dụng kiến thức chuyên môn của mình thực hiện đem đến một thư viện trực tuyến đảm bảo tính chuyên sâu cho bạn đọc.

Kết luận

Nhà Thơ Nguyễn Xuân Trường đã đưa chất riêng, thể hiện nét đặc trưng rõ ràng trong từng tác phẩm. Với ý kiến chuyên môn của mình, ông và đội ngũ hứa hẹn xây dựng The Poet Magazine trở thành trang thư viện trực tuyến về thơ ca lớn nhất tại Việt Nam.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang