Các đợt bán tháo tài sản liên tục xảy ra, từ bitcoin đến kim loại quý và các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Âu đi cùng với việc lao dốc mạnh của thị trường tài chính New York vào ngày 12/03 khi các nhà đầu tư thanh lý toàn bộ tài sản trên danh mục đầu tư để tăng lượng tiền mặt nắm giữ.
Theo Bloomberg, vàng giao ngay ngày 13/3 giảm thêm 1,5% xuống còn 1.555,42 USD/ounce, sau khi giảm 3,6% vào hôm qua. Giá đã giảm 7,1% trong tuần này, sau khi chạm mốc 1.703,39 USD hôm đầu tuần, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2012.
"Trong giai đoạn cực kỳ căng thẳng này, vàng hoàn toàn có xu hướng không mang lại lợi ích nhiều như bạn mong đợi", ông Daniel Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cao cấp tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd. cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg TV.
Hôm qua 12/3, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất Bitcoin có thời điểm đã giảm 27% xuống còn 5.705,31 USD do lo ngại về tác động kinh tế của virus Covid-19. Đó là sự sụt giảm lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 12 năm 2013.
Palladium và bạch kim cũng ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ những năm 1980 khi chúng giảm lần lượt 20,4% và 11,1%.
Các lệnh bán palladium được cho là vì sự phát triển thành công của chất xúc tác tự động ba kim loại mới cho phép thay thế một phần palladium bằng bạch kim rẻ hơn, theo một nghiên cứu được công bố vào đầu tuần. Sang ngày hôm nay 13/3, bạc giảm 2% và bạch kim tăng 0,4%, palladium tăng không đáng kể 0,4%.
Chứng khoán liên quan đến dầu cũng đánh dấu sự sụt giảm hai chữ số, với chỉ số năng lượng S&P .SPNY giảm tới 12,3%. Chỉ số MSCI toàn thế giới đã công bố mức giảm trong một ngày lớn nhất trong 32 năm, 9,3%, khi cổ phiếu châu Âu sụt giảm.
Thị trường chứng khoán chính của Canada sụt giảm kỷ lục và đồng đô la Canada đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua khi giá dầu thô Brent giảm 7,2%, trong khi chỉ số STOXX 600 của châu Âu giảm hơn 11%.
Việc bán tháo được thúc đẩy bởi các yếu tố từ sự không chắc chắn về ảnh hưởng của virus và tác động kinh tế của nó, đến lo lắng về lệnh cấm du lịch của Mỹ tới châu Âu sẽ gây khó khăn lớn cho các hãng hàng không và nhu cầu về dầu.
Một số giao dịch bán cũng có thể đến từ việc các nhà đầu tư huy động tiền mặt để đáp ứng yêu cầu tài chính đối với các vị thế vốn có đòn bẩy chịu áp lực như chỉ số công nghiệp trung bình Dow JonesI, S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm hơn 9%.
David Meger, giám đốc giao dịch kim loại tại High Ridge Futures ở Chicago, cho biết các nhà đầu tư đã bán mọi loại tài sản mà họ có thể bán. "Đây là một cuộc chạy đua với tiền mặt và một động thái hoảng loạn nhẹ," ông Meger nhận định. Mọi người đang bán các vị thế vàng và bạc để tài trợ cho các vị thế cổ phiếu hoặc các vị thế khác.
Nhu cầu tiền mặt đã tăng lên trong những tuần gần đây, khi thị trường trở nên hỗn loạn hơn. Các quỹ thị trường tiền tệ của Hoa Kỳ đã đạt mức kỷ lục 87,6 tỷ USD trong tuần đến hôm 11/3, khi cổ phiếu trên Phố Wall tăng vọt, theo dữ liệu từ Lipper.
Liên quan đến việc các nhà đầu tư muốn bán tháo để phục hồi lợi nhuận bị mất, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA ở New York cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục chứng kiến sự bán tháo ồ ạt hơn và khi đó, các tài sản rủi ro sẽ còn giảm giá hơn nữa.
Link báo gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/nha-dau-tu-the-gioi-o-at-ban-thao-tai-san-ke-ca-vang-de-chuyen-sang-nam-giu-tien-mat-42020133104257266.htm
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.