Đông Nam Á có mật độ dân số rất cao và đang trên đà phát triển nhanh chóng. Trong đó, phần lớn tăng trưởng nhu cầu điện dự kiến sẽ được đáp ứng bằng điện than.
Nhu cầu điện trong năm 2035 ở ASEAN được dự báo sẽ tăng 83% so với năm 2011, cao gấp đôi mức trung bình toàn cầu.
Từ một phân tích chi tiết về các nhà máy nhiệt điện than hiện đang được lên kế hoạch hoặc đang được xây dựng ở Đông Nam Á, Báo cáo Gánh nặng bệnh tật từ phát thải của nhà máy điện than ở Đông Nam Á của các nhà khoa học Đại học Harvard cho hay, lượng khí thải từ than trong khu vực sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2030, nghiêm trọng nhất ở Indonesia và Việt Nam.
Báo cáo dự kiến đến năm 2030, số lượng nhà máy điện than ở Việt Nam sẽ tăng lên đến 133 nhà máy.
Báo cáo ước tính các nhà máy điện than gây ra 4.252 cái chết sớm ở Việt Nam năm 2011, và tăng lên 19.223 cái chết sớm vào năm 2030.
Năm 2011, hầu hết các trường hợp tử vong sớm là do bệnh tim thiếu máu cục bộ (6470) và đột quỵ (5970). Tỷ lệ tử vong sớm là cao nhất ở Indonesia (7480 ca tử vong mỗi năm), theo sau là Việt Nam (4250 người chết mỗi năm).
Trung Quốc gánh chịu tỷ lệ tử vong sớm cao thứ ba sau Indonesia và Việt Nam với 3150 ca tử vong mỗi năm.
Năm 2030, trong bối cảnh tương lai sản xuất điện ở Đông Nam Á vẫn dự kiến sẽ phụ thuộc vào than. Phân tích của báo cáo cho thấy rằng cái giá phải trả cho sức khỏe con người là rất nghiêm trọng.
Báo cáo ước tính sẽ có khoảng 20.000 người tử vong sớm hàng năm do ô nhiễm than từ các nhà máy điện hiện đang hoạt động ở Đông Nam Á, với những ảnh hưởng lớn nhất ở Indonesia và Việt Nam.
Những con số này có thể tăng lên tới khoảng 70.000 người chết mỗi năm vào năm 2030 nếu tất cả các nhà máy than hiện đang được phê duyệt ở Đông Nam Á đi vào hoạt động.
Tổng số ca tử vong sớm cao nhất một lần nữa sẽ là ở Indonesia (24.400 người chết sớm mỗi năm), Việt Nam (19.220 tử vong sớm mỗi năm).
Ngoài Indonesia và Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ tử vong do khí thải than Đông Nam Á lớn thứ ba là ở Trung Quốc, nơi chúng tôi dự kiến sẽ chịu 9000 ca tử vong sớm hàng năm vào năm 2030, vì ở ngay gần Đông Nam Á nên chịu ảnh hưởng lớn từ ô nhiễm không khí.
Myanmar sẽ có tỷ lệ tử vong sớm cao thứ tư trong 2030.
Đến năm 2030, các dự báo trong báo cáo chỉ ra rằng tổng SO2 và NOx phát thải cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng trên sẽ tăng gấp ba lần.
Đông Nam Á là nguyên nhân chủ yếu, với Indonesia và Việt Nam cùng nhau chiếm tới 67% tổng mức tăng khí thải nói trên. Indonesia đang lên kế hoạch 176 nhà máy than mới vào năm 2030, trong đó 75 nhà máy đang được xây dựng.
Myanmar cho thấy sự gia tăng tương đối cao nhất trong phát thải vào năm 2030, trở thành nguồn phát thải lớn thứ ba.
Link báo gốc: http://ttvn.vn/vi-mo/nha-may-dien-than-se-lam-tang-19223-cai-chet-som-o-viet-nam-vao-nam-2030-4202031193459335.htm
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.