Nhờ cô giáo tra điểm thi lớp 10 giúp, mẹ Hà Nội bức xúc vì cô "thiếu tế nhị" khiến con bị chế giễu: Đọc xong không biết bênh ai

(lamchame.vn) - Người cho rằng cô giáo thiếu tinh tế, người lại bênh vực.

Dù Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn từ 29/6, tuy nhiên trên các diễn đàn, những câu chuyện xung quanh điểm số, đỗ, trượt vẫn được phụ huynh bàn luận rôm rả.

Mới đây, một phụ huynh đăng đàn bức xúc chia sẻ chuyện cô giáo công khai điểm thi vào 10 của con mình với cả lớp. Vì vậy, con chị bị bạn bè chế giễu gây áp lực. Chị thắc mắc không biết liệu trường hợp này cô giáo có vi phạm pháp luật hay không? Người này nói thêm: "Gia đình tế nhị nhắn riêng nhờ cô tra điểm, cô tra xong thì đăng luôn điểm của mình con vào nhóm cho cả lớp".

Nhờ cô giáo tra điểm thi lớp 10 giúp, mẹ Hà Nội bức xúc vì cô "thiếu tế nhị" khiến con bị chế giễu: Đọc xong không biết bênh ai - Ảnh 1.

Cô giáo thiếu tinh tế hay phụ huynh quá nhạy cảm?

Chia sẻ của người mẹ nhận nhiều sự tranh luận. Một phía lo ngại rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của học sinh, thậm chí có dấu hiệu vi phạm quyền riêng tư.

Đối với học sinh đạt điểm cao có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng với thí sinh có học lực khá, song vì lý do nào đó mà điểm thi không được như mong muốn hoặc những em có điểm thi thấp sẽ bị bạn bè, người thân chê cười bằng những lời bình luận, chia sẻ không hay trên mạng quả là tai hại vô cùng. Vì đây là kỳ thi rất quan trọng, trong khi học sinh phổ thông lại đang ở tuổi tâm lý dễ bị tác động, dễ bị tâm lý tự ti, mặc cảm, khi đó vô tình những áp lực vô hình đè lên tâm lý học sinh.

Một phụ huynh cho biết: "Lớp mình con mới học lớp 7 mà cô cũng chưa bao giờ đưa điểm tổng kết của cả lớp lên trước lớp cả. Nhiều bạn tầm tuổi này rất dễ nhạy cảm, cuối kỳ hoặc cuối năm cô sẽ tổng kết kiểm từng môn, dưới đấy từng môn sẽ ghi con đứng thứ bao nhiêu của lớp cho phụ huynh nắm".

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thầy cô cần vào điểm cả lớp công khai để thống kê điểm trung bình các môn Toán, Văn, Anh với nhà trường, gửi lên nhóm lớp. Lớp con họ cũng có thống kê điểm hết của các con gửi lên nhóm.

Biết là tổn thương vì nếu điểm kém hơn các bạn con sẽ buồn, nhưng mình nên động viên con chấp nhận và biết cách cân bằng cảm xúc để vượt qua. Đây cũng chỉ là thử thách đầu đời, sau này ra đời còn bao nhiêu thử thách kinh khủng hơn. Các bố mẹ cũng nên động viên con xốc lại tinh thần. Thay vì bao bọc bảo vệ con thì nên dạy con cách vượt qua thất bại để bước tiếp.

"Lớp con mình các bạn động viên nhau chứ không có chuyện chế giễu. Các bạn lớp con mình còn chủ động share hồ sơ các trường tư còn suất tuyển cho các bạn chưa chuẩn bị nữa. Suy nghĩ của các con ở thời đại này đã lớn hơn mình ngày xưa rồi. Có thể gia đình buồn quá mà nhạy cảm vậy thôi" , một người nhận định.

Bên cạnh những hân hoan đỗ đạt trong các kỳ thi, có không ít sĩ tử trượt nguyện vọng 1 với điểm số không như mong đợi. Điều này sẽ khiến các em thất vọng, buồn bã thậm chí là xấu hổ với bạn bè, người thân. Đây là lúc con rất cần được an ủi, động viên để có thể vực dậy tinh thần sau những thất bại vừa qua.

Mỗi đứa trẻ đều có xuất phát điểm khác nhau, khả năng khác nhau, điểm cao và điểm thấp là điều đương nhiên. Nếu con không trải qua một kỳ thi tốt, đừng vội nản lòng, bạn phải kết hợp tình hình thực tế của con mình, xác định mấu chốt của vấn đề và chủ động có biện pháp đối phó, tìm cho con một phương án phù hợp.

Đôi khi đã nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại trì trệ, trẻ dễ nghi ngờ năng lực học tập của bản thân, từ đó lung lay niềm tin. Cha mẹ phải nói với con cái rằng việc học không phải lúc nào cũng đi lên theo đường thẳng, và đôi khi gặp phải những nút thắt là điều bình thường.

Điều này cũng như chim hải âu trên biển vậy. Dù trông có vẻ không nhanh nhẹn nhưng "đường dài mới biết ngựa hay", chỉ cần kiên trì, tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn, kiên định với mục tiêu, cuối cùng sẽ gặt hái được thành quả.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang