Những cách kết hợp thực phẩm "vàng" giúp phòng ngừa ung thư

(lamchame.vn) - Các loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau có khả năng phòng chống một số bệnh ung thư một cách hiệu quả đáng kinh ngạc

MỐI LIÊN QUAN GIỮA THỰC PHẨM VỚI BỆNH UNG THƯ

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở nước ta đang có xu hướng tăng nhanh. Ung thư đã trở thành một nỗi ám ảnh rất lớn với cộng đồng. Có nhiều lí do để giải thích về sự gia tăng của bệnh nhân ung thư: môi trường sống bị ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo…

Một số bệnh ung thư có liên quan trực tiếp đến vấn đề dinh dưỡng đó là ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…

Theo các nhà nghiên cứu ung thư học, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Trong khi đó vai trò của thuốc chỉ là 30%.

Mối liên quan giữa dinh dưỡng với bệnh ung thư được biểu hiện ở hai khía cạnh khác nhau. Đầu tiên là sự có mặt của một số chất gây ung thư trong các loại đồ ăn, thức uống. Thứ hai là một số chất trong thực phẩm có vai trò ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ ung thư. Như vậy, có thể thấy rằng đây là mối quan hệ hai chiều, và nếu sử dụng thực phẩm một cách hợp lý, khoa học thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này hiệu quả.

CÁC CHẤT GÂY UNG THƯ CÓ TRONG THỰC PHẨM

Nitrosamin: nitrosamin và các hợp chất N-nitroso khác, là những chất gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Các chất nitrit và nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà khú hỏng. Tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ung thư thực quản, dạ dày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamin cao. Các nước Đông Nam Á thường tiêu thụ loại thực phẩm này có liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm mũi họng. Giới khoa học Nhật Bản chỉ ra việc tiêu thụ nước mắm, chứa một hàm lượng nitrosamin cao, liên quan đến ung thư dạ dày. Các nhà khoa học nước ta đang nghiên cứu loại thực phẩm dưa muối, cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú, có hàm lượng nitrosamin cao, có thể có liên quan đến ung thư ngày càng tăng ở nước ta.

Aflatoxin: aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Đây là một chất gây bệnh ung thư gan, bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có trong ngũ cốc bị mốc hoặc là lạc mốc, việc tiêu thụ các thực phẩm này là một nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.

KẾT HỢP THỰC PHẨM ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ

Tiến sĩ David Brownstein, thành viên Hội đồng trung tâm Y tế Newsmax, cho biết: “Sự kết hợp giữa một số thực phẩm lành mạnh không chỉ có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn tăng gấp đôi khả năng chống ung thư. Các loại vitamin, chất phytochemical, các khoáng chất sẽ làm việc với nhau tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn so với khi chúng hoạt động riêng biệt. Nhờ đó, khả năng ngăn ngừa ung thư cũng sẽ được tối ưu hơn”.

Nghệ và hạt tiêu đen

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nghệ có chứa chất chống ung thư và chống viêm là Curcumin. Loại chất này có thể ngăn chặn ung thư dạ dày, gan, phổi và ung thư vú.

Trong hạt tiêu đen có Peperine, một thành phần có khả năng hạn chế nguy cơ ung thư trong quá trình sử dụng thực phẩm, đặc biệt là ung thư vú. Các nhà khoa học của Trung tâm Ung thư Đại học Michigan phát hiện ra rằng: thêm hạt tiêu đen với bất kỳ thực phẩm có chứa bột nghệ sẽ làm tăng tác dụng của curcumin. Nghĩa là khả năng phòng chống ung thư sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Trong hạt tiêu đen có Peperine, một thành phần có khả năng hạn chế nguy cơ ung thư trong quá trình sử dụng thực phẩm, đặc biệt là ung thư vú.

Thịt bò và hương thảo

Rất ít người biết rằng loại thực phẩm giàu protein như thịt bò sau khi được chế biến sẽ thường sản xuất amin dị vòng (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). Đây là các chất gây ung thư và gây ra những thay đổi trong ADN liên quan đến ung thư. Nghiên cứu tại Đại học Minnesota chỉ ra rằng, không chỉ thịt bò mà các loại thịt khác cũng vậy, cho dù chế biến theo hình thức nào thì cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy đến 60% và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú, gan, phổi...

Trong khi đó, hương thảo lại chứa các chất chống oxy hóa như axit rosmarinic, carnosol và axit carnosic. Nếu ướp thịt với hương thảo sẽ làm giảm được lượng hóa chất gây ung thư khi nướng. Cụ thể là nồng độ cao của hương thảo sẽ làm giảm hóa chất gây ung thư hơn 90%, thông tin này đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm Mỹ.

Nếu ướp thịt với hương thảo sẽ làm giảm được lượng hóa chất gây ung thư khi nướng

Bơ và cà chua

Cà chua chín chứa nhiều lycopene - một loại chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các gốc tự do có hại. Nếu bạn ăn nhiều hơn 10 khẩu phần lycopene liên tục trong một tuần thì sẽ giảm tổng nguy cơ ung thư vú tới 35% và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 53%.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cũng cho thấy, phụ nữ bổ sung lycopene có thể giảm được 22% nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt, nếu kết hợp cà chua với bơ thì hiệu quả phòng chống ung thư của cà chua còn được nâng lên rất nhiều. Bởi các chất béo từ bơ sẽ làm tăng tác dụng của carotenoid trong cà chua.

Đặc biệt, nếu kết hợp cà chua với bơ thì hiệu quả phòng chống ung thư của cà chua còn được nâng lên rất nhiều. Bởi các chất béo từ bơ sẽ làm tăng tác dụng của carotenoid trong cà chua.

Trà xanh và chanh

Trà xanh là loại thức uống có hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao, bao gồm catechin và flavonoids. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, một ly trà xanh có chứa lượng flavonoid gần bằng 5 ly rượu vang đỏ hoặc 9 quả táo. Đồng thời catechin lại là một chất chống ung thư đặc biệt mạnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng theo cách thông thường là uống thì cơ thể sẽ chỉ hấp thụ khoảng 20% sau khi tiêu hóa.

Để làm tăng khả năng hấp thụ chất catechin trong trà xanh, các nhà khoa học tại Đại học Purdue đã tiến hành nghiên cứu và cho thấy, thêm một lát chanh vào ly trà xanh sẽ nâng cao khả năng hấp thụ catechin sau khi tiêu hóa lên tới 80%. Nhờ đó, hiệu quả chống ung thư cũng tăng lên đáng kể.

Trà xanh là loại thức uống có hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao, bao gồm catechin và flavonoids.

Cà chua và bông cải xanh

Cà chua là loại quả chứa lycopene, vitamin C, vitamin A, còn bông cải xanh chứa các chất phytochemical beta-carotene, isothiocyanates và indoles. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, chúng sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu tại Đại học Illinois.

Khi cà chua và bông cải xanh được ăn cùng nhau, chúng ta thấy một hiệu ứng phụ mang lại lợi ích’, giáo sư John Erdman, chuyên gia về khoa học thực phẩm cho biết. Cụ thể, đó là các hợp tính sinh học khác nhau trong từng loại thực phẩm, nhưng khi kết hợp với nhau đúng cách thì chúng sẽ cộng hưởng và nâng cao những tác dụng ấy lên. John Erdman cũng gợi ý mọi người nên ăn cà chua được nấu chín sẽ tốt hơn là cà chua sống.

Cà chua là loại quả chứa lycopene, vitamin C, vitamin A, còn bông cải xanh chứa các chất phytochemical beta-carotene, isothiocyanates và indoles.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang