Những dấu hiệu cho thấy bé khóc đêm vì thiếu vitamin D?

Khóc đêm ở trẻ sơ sinh là điều bình thường. Tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Một trong những lý do mà nhiều người thường nghĩ đến khi trẻ khóc đêm nhiều đó là thiếu vitamin D. Tuy nhiên, để đi đến kết luận đó, vẫn còn những dấu hiệu khác mà cha mẹ cần quan tâm.

Các nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

Khóc theo thói quen

Một số trẻ khi bị rối loạn lịch trình thường tỏ ra khó chịu và quấy khóc. Có thể là đã đến giờ ăn hoặc ngủ của bé, hoặc cũng có thể đến kỳ sinh lý đặc biệt của bé mà một số chuyên gia gọi là “wonder week” (tuần khủng hoảng của trẻ). Những trẻ khóc vì nguyên nhân này thường có giờ cố định, kéo dài trong một khoảng thời gian cố định. Sau đó, trẻ sẽ trở lại bình thường.

Trẻ khóc khi đói

Trẻ sơ sinh thường ăn theo cữ (2-4 giờ tùy theo tuần tuổi của trẻ) vì dạ dày của bé còn rất nhỏ. Hầu hết trẻ sơ sinh khóc vào ban đêm vì chúng đói. Trẻ khóc do đói sẽ ngừng cơn khóc khi được ăn no. Với một số trẻ, khi bị đói quá lâu, trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh và khó bình tĩnh lại, thậm chí từ chối ăn khi được cho ăn lại và dẫn đến biếng ăn. Điều này cũng có thể kéo dài cơn khóc của trẻ nhưng thường không quá vài ngày.

Những dấu hiệu cho thấy bé khóc đêm vì thiếu vitamin D? - Ảnh 1.

Trẻ sơ sinh khóc đêm do nhiều nguyên nhân.

Trẻ bị đầy hơi do nuốt phải khí

Trong quá trình bú sữa, trẻ nuốt phải không khí (thường là bú bình) khiến bé bị đầy hơi. Điều này khiến con bị khó chịu và quấy khóc thay vì ngủ trở lại sau khi cơn đói của bé đã được thỏa mãn. Cha mẹ thường xử lý hiện tượng này bằng cách bế trẻ úp vào ngực mình và vỗ nhẹ lưng giữa hai vai. Thông thường, sau khoảng 30 phút, trẻ ợ 2-3 lần.

Khóc do dị ứng

Khi trẻ quấy khóc dai dẳng, dị ứng đạm sữa bò có thể là nguyên nhân. Đau bụng do dị ứng với protein sữa bò có xu hướng xảy ra khi: trẻ khóc hơn ba giờ mỗi ngày (thường vào buổi tối), hơn ba ngày mỗi tuần và kéo dài trong hơn ba tuần. Trường hợp này, cha mẹ cho con đi bệnh viện để kiểm tra có thể xác minh được và xử lý đúng cách.

Khó chịu khác

Mặc dù dạ dày là đồng hồ báo thức chính của trẻ sơ sinh lúc này nhưng những thứ khác có thể khiến trẻ khóc vào ban đêm. Chẳng hạn: Tã ướt cần phải thay, chân hay tay trẻ bị quấn chặt khiến trẻ khó chịu, nhiệt độ phòng không phù hợp với trẻ, trẻ bị ốm chẳng hạn như nhiễm trùng tai hay họng cũng khiến chúng khó chịu và khóc. Với những trường hợp này, các dấu hiệu thường rất ít ngoài việc trẻ cáu kỉnh và giảm dần hoặc ngừng lại khi các vấn đề được giải quyết.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, thiếu vitamin D dẫn đến trẻ thiếu canxi, còi xương cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nhiều. Cha mẹ có thể nhận ra với các dấu hiệu khác biệt.

Những dấu hiệu cho thấy bé khóc đêm vì thiếu vitamin D? - Ảnh 2.

Trẻ có thể khóc nhiều khi thiếu vitamin D

Những biểu hiện trẻ khóc đêm vì thiếu vitamin D

Vai trò của vitamin D với trẻ sơ sinh

Vitamin D là một hợp chất hoạt động chuyển hóa quan trọng được cơ thể tổng hợp bằng cách sử dụng ánh sáng UVB hoặc được hấp thụ qua hệ tiêu hóa từ một số loại thực phẩm. Vai trò của vitamin D là tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ canxi từ ruột và duy trì xương và răng chắc khỏe.

Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến một số bệnh lý chỉnh hình, bao gồm SUFE, Perthes, nhuyễn xương và gãy xương dễ gãy.

Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi phát triển rất nhanh và có nhu cầu vitamin D nhiều hơn. Đối với trẻ sơ sinh dưới một tuổi, mức khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 400 IU (10µg).

Cơ thể chúng ta có thể tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Nhưng trẻ sơ sinh không thể nhận được vitamin D cần thiết từ ánh nắng mặt trời một cách an toàn vì da của trẻ rất nhạy cảm. Nguồn vitamin D từ sữa mẹ hoặc thức ăn dặm có thể không đủ cho nhu cầu của bé.

Một số triệu chứng do thiếu vitamin D

Trẻ bị thiếu vitamin D thường khóc và gắt gỏng (nhất là vào ban đêm). Điều đó cho thấy trẻ đang bị rối loạn về tâm trạng và cảm xúc.

Ngoài ra còn đi kèm thêm 1 vào dấu hiệu dưới đây:

- Trẻ có thể bị co giật, đau nhức xương, lành vết thương chậm do lượng canxi thấp

- Tăng trưởng chậm so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế (hoặc WHO)

- Trẻ thiếu vitamin D nặng thường bị yếu cơ và chậm ngồi, đứng, đi lại so với tiêu chuẩn vận động theo lứa tuổi (Bộ Y tế hoặc WHO)

- Một số trẻ có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên và bị ốm

- Một số trẻ có hiện tượng rụng tóc (dân gian gọi là rụng tóc vành khăn)

Thiếu vitamin D quá sức có thể dẫn đến còi xương, Ngoài ra có thể gây ra các bất thường về tăng trưởng và biến dạng của khớp. Bệnh còi xương có nhiều khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6–23 tháng và thanh thiếu niên từ 12–15 tuổi.

Còi xương đề cập đến quá trình khoáng hóa khiếm khuyết, hoặc vôi hóa của xương trước khi đóng các mảng biểu mô. Các đĩa biểu mô, thường được gọi là đĩa tăng trưởng là các phần sụn nằm ở đầu các xương dài của trẻ em và thiếu niên.

Tuy có các dấu hiệu ban đầu để nhận biết nhưng nếu cha mẹ phỏng đoán con bị thiếu vitamin D thì việc đầu tiên là đưa trẻ đi khám để được bác sĩ về dinh dưỡng kiểm tra và đưa ra lời khuyên hợp lý.

Những dấu hiệu cho thấy bé khóc đêm vì thiếu vitamin D? - Ảnh 3.

Trẻ cần được khám bởi bác sĩ khoa Nhi để xác định trẻ có thiếu vitamin D hay không?

Lời khuyên của bác sĩ Nhi khi bổ sung vitamin D cho trẻ

Thiếu vitamin D là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo thống kê tỷ lệ từ 2,7% đến 45%. Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc chứng thiếu hụt này cao hơn vì chúng thường tiếp xúc với ít ánh nắng mặt trời hơn so với người lớn.

Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc trẻ bú sữa mẹ không được bổ sung vitamin D có thể không nhận đủ vitamin.

Liều bổ sung dạng uống

Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, trẻ bú mẹ hay sữa công thức đều nên bổ sung vitamin D mỗi ngày. Nếu bổ sung vitamin D dạng uống thì nên theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn và một phần được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày, bắt đầu trong vài ngày đầu đời cho đến 1 tuổi.

Những dấu hiệu cho thấy bé khóc đêm vì thiếu vitamin D? - Ảnh 4.

Trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D dạng giọt.

Thực phẩm ăn dặm

Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ có thể nhận được vitamin D từ các nguồn khác như sữa, nước cam, sữa chua tăng cường và pho mát, cá hồi, cá ngừ, dầu gan cá, trứng, ngũ cốc tăng cường, đậu phụ và các loại sữa không chứa sữa như đậu nành, gạo, hạnh nhân, yến mạch. nước cốt dừa…

Hấp thụ từ ánh nắng mặt trời

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên tắm nắng. Những trẻ lớn hơn khi ra ngoài trời nên mặc áo chống nắng, đội mũ và mặc quần áo bảo vệ khác.

Trẻ sơ sinh khó nhận được vitamin D từ việc tắm nắng. Vì vậy bố mẹ nên bổ sung chất này cho con.

Mặt khác, cha mẹ cần lưu ý, bất cứ khi nào cha mẹ muốn thay đổi liều bổ sung hoặc dừng bổ sung vitamin D, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/chuyên gia về Nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn đúng cách.

 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/nhung-dau-hieu-cho-thay-be-khoc-dem-vi-thieu-vitamin-d-2220228714415368.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang