Không ai phủ nhận được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EQ). Thậm chí, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy cha mẹ nên đầu tư bồi dưỡng EQ cho con cái hơn cả IQ. Chỉ số EQ của trẻ có thể được cải thiện theo thời gian nếu cha mẹ có phương pháp giáo dục đúng đắn. Tuy nhiên, ở một hướng ngược lại, chính giáo dục gia đình sai lệch cũng có thể gây ảnh hưởng xấu, khiến trẻ có EQ thấp sau khi lớn lên.
Dưới đây là 3 kiểu gia đình dễ nuôi dạy ra những đứa trẻ có EQ thấp, dễ chịu thua thiệt khi bước vào đời sau này:
1. Cha mẹ gắt gỏng
Để khiến con mình trở nên xuất sắc, nhiều bậc cha mẹ sẽ đưa ra đủ loại yêu cầu đối với con, chỉ biết chê con mà không có biện pháp rõ ràng để giúp con sửa sai. Chỉ cần con mắc lỗi nhỏ là họ sẽ lớn tiếng mắng mỏ, sẽ dùng ngôn từ để chì chiết, trừng phạt con.
Những đứa trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ nóng tính, hay gắt gỏng sẽ dễ cáu kỉnh hơn những đứa trẻ bình thường. Lớn lên trong môi trường gia đình như vậy, EQ của trẻ thường khó cải thiện, tính cách cũng không được tốt.
2. Cha mẹ quá nhu nhược
Ở một diễn biến khác, những bậc cha mẹ quá mềm mỏng đến mức nhu nhược cũng khó lòng định hướng, bồi dưỡng EQ cao cho con được. Bản thân họ không dám bộc lộ cảm xúc của mình, lúc nào cũng nhún nhường, người khác bảo gì nghe nấy, không có chính kiến trong việc giáo dục con cái.
Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như vậy sẽ không có được định hướng tốt, dễ nhút nhát, không biết nói câu từ chối, từ đó dễ chịu thiệt hơn.
3. Cha mẹ thiếu tình cảm
EQ của một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trường học, bạn bè, gia đình,… Trong đó quan trọng nhất là ảnh hưởng của cha mẹ, một phần EQ của cha mẹ cũng được di truyền cho con cái, nếu bản thân EQ của cha mẹ không cao, thì EQ của trẻ cũng bị hạn chế.
Việc cha mẹ thể hiện tình cảm với nhau nghe thì đơn giản nhưng thực tế cũng là một cách cho thấy họ làm chủ được cảm xúc và biết truyền đạt cảm xúc. Bên cạnh đó, sinh hoạt giữa một gia đình hòa thuận, tình cảm sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn, vì vậy sẽ tự tin hơn.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.