Những ngày giáp Tết: Kinh hãi chợ tạm, chợ đêm bất chấp nguy hiểm cho người đi đường

Nhu cầu sinh hoạt của người dân luôn cần được tôn trọng và đáp ứng kịp thời là cần thiết, tuy nhiên việc mọc ra các chợ tạm, chợ đêm ngay ven đường sẽ đánh đổi với rủi ro về an toàn giao thông và đáng báo động.

Đó là thực trạng đang diễn ra tại nhiều tuyến đường giao thông trên khắp cả nước. Nhiều vụ tai nạn thương tâm cướp đi sinh mạng của người dân, để lại hậu quả đau lòng cho biết bao hoàn cảnh.

Ví dụ vụ tai nạn điển hình mới xảy ra vào khoảng hơn 3h sáng, ngày 23/9 tại khu vực cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông) khiến 1 người tử vong. Thời điểm đó, chiếc xe máy trên xe có hai người đang đi trên cầu Mai Lĩnh đã xảy ra va chạm với một ô tô (chưa rõ biển số và chủng loại ô tô). Hậu quả vụ va chạm làm một người đi xe máy tử vong và một người bị thương.

Chợ sáng sớm ven QL 6 khu vực cầu Mai Lĩnh

Chợ sáng sớm ven QL 6 khu vực cầu Mai Lĩnh

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, chiếc xe ô tô đã bỏ chạy, bỏ mặc các nạn nhân. Người dân khu vực phát hiện hai nạn nhân đã nhanh chóng đến hiện trường sơ cứu và gọi điện báo cho cơ quan chức năng. Hiện vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông thụ lý giải quyết.

Một người dân khu vực trên cho biết, nhiều năm trở lại đây đã xuất hiện tình trạng người dân họp trợ từ tờ mờ sáng dọc 2 bên đường quốc lộ 6, đoạn gần cầu Mai Linh (phường Đồng Mai).

Đáng chú ý, khu vực này chỉ là chợ cóc tự phát của người dân địa phương. Việc họp chợ trên mặt đường quốc lộ khiến các phương tiện giao thông di chuyển qua gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

"Bỗng nhiên một bà mua hàng đứng lên trả tiền, giật mình quay ra ngó xem cái xe của mình để ở bên đường có còn không. Tình huống này không chỉ làm cho chính mình mất tự tin, mà còn khiến cho người đi đường bị bất ngờ nên dễ gây tai nạn", một người dân lấy ví dụ.

Các phương tiện dựng lại ở ngay lòng đường

Các phương tiện dựng lại ở ngay lòng đường

Mua bán trao đổi diễn ra ngay quốc lộ với mật độ giao thông rất cao

Mua bán trao đổi diễn ra ngay quốc lộ với mật độ giao thông rất cao

Theo ghi nhận của chúng tôi, đây là quốc lộ có mật độ xe tải đi rất đông, không kể ngày và đêm, nhưng nhiều hộ dân đã tụ tập chợ đêm từ rất sớm và tấp nập ở hai bên đường. Nguy cơ xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào, bởi vì các hàng quán bán dọc hai bên đường nên hoạt động giao thương, vẫn chuyển hàng hóa trao đổi thường xuyên, bất cứ phương tiện cơ giới nào đi qua đây nếu không cảnh giác thì dễ gây tai nạn.

Cảnh buôn bán tại đường vành đai thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh (Ninh Bình)

Cảnh sát đi nhắc nhở một số người buôn bán tại đường vành đai thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh (Ninh Bình)

Ngay khi vừa xuống dốc cầu là chiếc chợ tạm, người dân quay đầu xe bất chấp nguy hiểm

Ngay khi vừa xuống dốc cầu là chiếc chợ tạm, người dân quay đầu xe bất chấp nguy hiểm

Cả phương tiện xe thô sơ

Cả phương tiện xe thô sơ (những hình ảnh chúng tôi ghi nhận trong thời gian vừa qua tại các địa bàn)

Hoặc, một trong số chợ tự phát ven đường tương tự như ở khu vực khu công nghiệp Yên Khánh, Ninh Bình.

Sau ít ngày tuyến đường tránh thị trấn này đi vào hoạt động để giảm tải giao thông, giảm nguy cơ tai nạn cho trung tâm thị trấn, thì nhiều hàng quán lại hoạt động nhộn nhịp hơn vào mỗi buổi chiều với đủ các thể loại mặt hàng.

Theo ghi nhận, chỉ vài giây sau khi vừa xuống dốc cầu lớn, bất ngờ người đi đường gặp ngay một chiếc chợ "tự phát" rất đông người buôn bán hai bên đường ngay trước khu vực một công ty với hàng trăm công nhân ra vào mỗi giờ tan tầm.

Cũng theo quan sát, mặc dù thi thoảng có lực lượng trật tự đi nhắc nhở nhưng chỉ vài phút khi lực lượng này đi qua thì chợ đông đúc trở lại.

"Những chiếc chợ tạm mọc lên thì thuận tiện cho người dân, thậm chí những người tham gia giao thông đứng lại mua bắp ngô, cân khoai, mớ rau cũng đỡ mất công. Tuy nhiên rủi ro đem lại hệ lụy khôn lường, mà chúng ta không nhìn thấy, dù kinh tế có đem lại lợi nhuận cho bà con tiểu thương đến bao nhiêu cũng không bù đắp được một vụ tai nạn thương tâm. Thiết nghĩ chính quyền địa phương nên bố trí lại trật tự để an toàn giao thông cho mọi người. Đặc biệt là dịp cuối năm giao thông qua lại rất đông đúc...", một người dân địa phương chia sẻ.

Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị rà soát, tăng cường các giải pháp nâng cao an toàn giao thông trên đường bộ.

Nội dung công văn nêu rõ; Tổng cục Đường bộ yêu cầu các các Cục Quản lý Đường bộ (QLĐB) I, II, III, IV; các Sở Giao thông vận tải (GTVT) chủ động rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập về tổ chức giao thông, các vấn đề mất an toàn giao thông được Ban An toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông và các thông tin qua đường dây nóng, thông tin các phương tiện truyền thông phản ánh.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh, sửa chữa biển báo hiệu đường bộ bất cập hoặc hư hỏng, che lấp để bảo đảm dễ nhìn, dễ hiểu và dễ chấp hành. Bổ sung các biển báo cấm đỗ xe tại đoạn đường đông đúc có tình trạng sử dụng lòng, lề đường để đỗ xe kéo dài qua đêm hoặc kinh doanh hàng quán, rửa xe; các biển chỉ dẫn hoặc các biển báo cần thiết khác. Tháo bỏ biển báo thừa, gây nhiễu loạn và mất tập trung của lái xe.

Sửa chữa, dặm vá, bổ sung sơn kẻ đường, ưu tiên sơn tim, vạch dừng, vạch mắt võng, vạch giảm tốc, gờ, gồ giảm tốc các đường ngang. Ưu tiên bố trí đinh phản quang, tiêu dẫn hướng, sửa chữa hoặc bổ sung các công trình phòng hộ đặc biệt đường đèo dốc, vực sâu, sương mù; trên các tuyến giao thông huyết mạch, các điểm xung yếu để giảm thiểu tai nạn thảm khốc.

Tăng cường công tác quản lý bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; khắc phục các vị trí mặt đường bị hư hỏng, sạt lở mái taluy do mưa, lũ gây ra; có phương án bố trí nhân lực, phương án phân luồng giao thông khi có ùn tắc xảy ra trước, trong và sau các dịp lễ, tết.

Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương giải tỏa tầm nhìn bị cây cối, biển hiệu, lều quán, họp chợ lấn chiếm lòng lề đường, tầm nhìn và đấu nối trái phép.

Về công tác xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các đơn vị kịp thời nắm bắt, thu thập các điểm đen tai nạn giao thông phát sinh, lập hồ sơ theo Thông tư số 26/2012/TT-BGTVT báo cáo ngay về Tổng cục Đường bộ (đối với quốc lộ) để xem xét xử lý...

 
 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang