Những nơi có kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất Châu Á: Căng thẳng và khó nhằn khủng khiếp, số 4 có tỷ lệ tự tử hàng đầu vì quá áp lực

Trung Quốc có Gaokao, Hàn Quốc có Suneung còn Nhật Bản thì là Center Test; tất cả đều là những kỳ thi tuyển sinh đại học cực kỳ áp lực có thể nói sẽ định đoạt tương lai của hàng vạn thí sinh.

Ngày mai - mùng 7/6, hơn 10 triệu thí sinh Trung Quốc sẽ bước vào ngày đầu tiên của gaokao - kỳ thi Đại học được xếp vào hàng khó, khốc liệt và kinh khủng nhất thế giới. Đây là kỳ thi sẽ trực tiếp xác định xem mỗi sinh viên sẽ được xếp vào trường đại học nào, hay nói một cách khác, nó sẽ là bước tiến quan trọng quyết định con đường tương lai của họ.

Những nơi có kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất Châu Á: Căng thẳng và khó nhằn khủng khiếp, số 4 có tỷ lệ tự tử hàng đầu vì quá áp lực - Ảnh 1.

Học sinh cấp 3 ở thành phố Hàn Đan, tình Hà Bắc, Trung Quốc

Tuy nhiên, những bài thi áp lực không chỉ là "đặc sản" của riêng Trung Quốc, mà là toàn bộ châu Á chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà có tới 8 trong tổng số 11 quốc gia có kết quả bài đánh giá năng lực học sinh quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment) cao nhất năm 2016 thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Những khu vực ở vị trí top đầu, bao gồm Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản, đều sở hữu những kỳ thi Đại học cực kỳ áp lực. Chúng ta hãy cùng điểm qua những vùng có kết quả học tập cao nhất và quá trình tuyển chọn sinh viên ở những trường Đại học nơi đây khốc liệt như thế nào.

Trung Quốc

Gaokao (Cao Khảo) chính là cuộc thi "định đoạt" tương lai của học sinh Trung Quốc, vì vậy mà sức ép đến từ nó là vô cùng lớn. Theo hãng thông tấn quốc gia Tân Hoa Xã, số lượng thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tiêu chuẩn quốc gia năm nay lên tới hơn 10 triệu người, cao nhất trong vòng 9 năm qua.

Vì tính chất "sống còn" của cuộc thi, không ít những phương pháp oái oăm đã được áp dụng để tăng khả năng tập trung. Điển hình có thể kể tới như: uống thuốc tăng trí nhớ, truyền dịch để tăng khả năng tập trung,… Thậm chí, còn có những thí sinh nữ, vì lịch thi trùng với kỳ kinh nguyệt, nên đã phải uống thuốc làm chậm chu kỳ gây ảnh hưởng rất xấu cho sức khỏe sinh sản. Rất nhiều phụ huynh đã phải đặt phòng khách sạn gần trường để con cái nghỉ ngơi giữa các bài thi, tập trung cầu nguyện bên ngoài phòng thi hay chặn đường quanh điểm thi để hạn chế tiếng ồn.

Những nơi có kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất Châu Á: Căng thẳng và khó nhằn khủng khiếp, số 4 có tỷ lệ tự tử hàng đầu vì quá áp lực - Ảnh 2.

Học sinh Trung Quốc thức đêm ôn thi gaokao

Khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi này hàng năm, nhưng chỉ 2% (tương đương với chỉ  trong số đó được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, và chỉ 0,05% vào được Thanh Hoa và Bắc Kinh – được coi là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc, trong số hơn 10 triệu thí sinh đăng ký dự thi năm nay, dự kiến sẽ chỉ có khoảng hơn 200.000 người sẽ lọt vào những ngôi trường top đầu, và chỉ vọn vẹn hơn 5.000 người được theo học tại 2 ngôi trường danh tiếng nói trên.

Với việc số lượng sĩ tử bước vào kỳ thi mỗi ngày càng tăng mà chỉ tiêu của các trường lại hạn chế, tỷ lệ chọi sẽ trở nên cao khủng khiếp. Chính điều này đã dẫn đến sự canh tranh cao độ và áp lực khủng khiếp cho những em học sinh vẫn còn đang trong giai đoạn "tuổi ăn tuổi lớn".

"Ai cũng cố gắng vào trường tốt, như một cách đảm bảo thành công trong tương lai", Xiong Bingqi, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết. Ông cũng nói thêm rằng tình hình ở Nhật Bản cũng tương tự.

Nhiều người chỉ trích hệ thống này vì bóp nghẹt sự sáng tạo. "Cách đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trung Quốc tương đối phiến diện khi so sánh với nhiều quốc gia láng giềng. Các em dành quá nhiều thời gian ở trường và trách nhiệm học thuộc lòng rất nặng nề", ông Xiong chia sẻ.

Trung Quốc hứa hẹn sẽ thiết lập một hệ thống mới vào năm 2020, với mục tiêu đa dạng hóa tiêu chuẩn tuyển sinh đại học và giảm bất bình đẳng trong khu vực.

Hồng Kông

Hồng Kông cũng bị lên án vì văn hóa học để thi và kỳ vọng quá mức từ phía gia đình đối với học sinh, kể từ lúc trẻ còn rất nhỏ.

Năm 9 tuổi, học sinh đã phải tham dự kỳ thi TSA (Territory-wide System Assessment) để đánh giá năng lực tiếng Anh, tiếng Trung và Toán học. Các bài kiểm tra được cho là để phục vụ xếp hạng trường học, tạo áp lực từ trên xuống cho học sinh, dù chính phủ nước này lại bác bỏ nhận định trên.

Năm 2015, hàng vạn phụ huynh đã ký một đơn kiến nghị trên mạng xã hội Facebook để đề xuất bãi bỏ kỳ thi, dẫn đến việc một số trường tẩy chay kỳ thi và buộc chính phủ phải lên tiếng thừa nhận những vấn đề xoay quanh hệ thống giáo dục.

Những nơi có kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất Châu Á: Căng thẳng và khó nhằn khủng khiếp, số 4 có tỷ lệ tự tử hàng đầu vì quá áp lực - Ảnh 3.

Học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học ở Hồng Kông (ảnh chụp tháng 4/2017)

"Nhiều người lo ngại trẻ em Hồng Kông phải chuẩn bị cho kỳ thi từ khi quá nhỏ", giáo sư Eva Chen, chuyên gia phát triển nhận thức xã hội tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong chia sẻ.

"Chúng đã phải đi phỏng vấn để vào mẫu giáo, thậm chí ở cơ sở trông trẻ. Từ lúc đó đến khi vào đại học, chúng luôn phải đối mặt với các cuộc phỏng vấn và kỳ thi." Đây cũng là tình trạng chung của trẻ nhỏ ở Singapore và Hàn Quốc.

Báo cáo của tập đoàn HSBC trong năm 2017 cho biết 88% phụ huynh Hồng Kông đã hoặc đang chi tiền cho việc học thêm hoặc gia sư của con, thấp hơn so với mức 93% của Trung Quốc đại lục, nhưng cao hơn mức trung bình của toàn cầu là 63% rất nhiều.

Gần một nửa trong số những vị cha mẹ nói trên khẳng định sẽ chấp nhận "hy sinh" thời gian và sở thích cá nhân để giúp con thành công trên đường đời. 37% đã giảm thời gian dành cho hoạt động giải trí và nghỉ lễ hoặc đã dừng hoàn toàn. 

"Với việc phải đạt được chứng chỉ tốt nghiệp Trung học trước kỳ thi Đại học, tôi chắc chắn rằng áp lực, cộng thêm sự mệt mỏi, đối với các em là rất lớn," bà Chen nói. "Với tư cách là một nhà giáo dục, và nhìn từ quan điểm của một bậc phụ huynh, tôi cảm thấy rất lo ngại."

Trong năm học 2016-2017, Đại học Hồng Kông đã tiếp nhận 10.062 tân sinh viên hệ cử nhân. Mặc dù không cung cấp số lượng thí sinh, trường tiết lộ vài năm trước đó rằng "con số trung bình trong vài năm trở lại đây là vào khoảng 50.000". Nếu số liệu này không thay đổi, điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ chọi là 1:5.

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang