Nỗi khổ lớn nhất không phải làm mãi không giàu mà là chứng kiến gia đình sống trong cảnh nghèo: Muốn thoát nghèo, phải tẩy não 3 lối tư duy

Trình độ tư duy của một người mới là thứ quyết định cuối cùng người đó giàu hay nghèo.

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng trong 20 năm qua, tỷ lệ phá sản của những người trúng xổ số Mỹ cao tới 75%. Mỗi năm trong số đó có 9/12 số người trúng giải sau đó bị phá sản. Hầu hết những người đoạt giải nhất đều trở nên nghèo khó trong vòng chưa đầy 5 năm sau khi đoạt giải.

Tại sao chuyện này đang xảy ra?

Bởi vì trình độ tư duy của một người mới là thứ quyết định cuối cùng người đó giàu hay nghèo.

Có người dù nhiều tiền nhưng cũng không thoát nghèo được, dù có gặp may mắn vẫn nghèo là do họ rơi vào bẫy "tư duy người nghèo", không thể tự thoát ra. Có 3 tư duy mà bạn nên tẩy não sớm.

1. Chỉ tập trung vào hạnh phúc trước mặt mà không có kế hoạch dài hạn

Thứ nhất là sống thiển cận, chỉ nhìn thấy hạnh phúc trước mắt mà thiếu tầm nhìn xa và kế hoạch lâu dài.

Cựu cầu thủ của NBA Allen Iverson, người được đưa vào Đại sảnh Danh vọng, có tổng thu nhập ít nhất 250 triệu USD và tuyên bố phá sản chưa đầy 3 năm sau khi giải nghệ. Theo một báo cáo trên trang web Forbes của Mỹ, anh từng mất bình tĩnh với vợ cũ và lục hết hai túi quần, phàn nàn rằng anh thậm chí không thể mua nổi một chiếc bánh hamburger.

Đối với hiện tượng này, Daglas Kenrick, giáo sư tâm lý học tại Đại học Arizona, đã tìm ra câu trả lời:

Hầu hết tất cả các vận động viên chuyên nghiệp có tính đối kháng cao đều có lượng testosterone cao trong cơ thể. Loại hormone này có thể làm tăng tài năng thể thao và khiến mọi người quan tâm đến các môn thể thao có tính cạnh tranh, nhưng đồng thời nó cũng khiến mọi người quan tâm hơn đến việc tận hưởng khoảnh khắc và lãng phí nguồn lực họ có. Họ thường hiếm khi lập kế hoạch cho tương lai và vì thế dễ mất định hướng và sa đà vào tội lỗi.

Nhà tư vấn tài chính David Bach đã tổng kết một hiện tượng được gọi là "hiệu ứng pha cà phê":

Một cặp vợ chồng đã quen với việc mua hai cốc cà phê hảo hạng hàng ngày khi họ ra ngoài. Họ nghĩ rằng mỗi ngày mua cà phê là một điều rất dễ chịu.

Mãi đến sau này, các nhà phân tích tài chính mới tính toán và không biết số tiền đã lớn đến mức nào:

Chi phí cho hai cốc cà phê mỗi ngày là khoảng 200.000 đồng vậy bạn tính xem một năm là bao nhiêu tiền và 30 năm thì con số này lên đến bao nhiêu.

Điều đáng sợ hơn không chỉ đơn thuần là một ly cà phê. Trong cuộc sống hàng ngày, một số khoản chi tiêu mà bạn chẳng thèm để tâm vì chằng đáng bao nhiêu ví dụ như mua đồ giảm giá nhưng chẳng dùng vì không mua thì phí, đặt đồ ăn mang đi, taxi,… tuy mỗi ngày chẳng đáng bao nhiêu nhưng trong một thời gian dài như thế, số tiền ấy sẽ lên đến mức nào. Vì thói quen chi tiêu sướng tay không màng gia cảnh mà nhiều người chưa bao giờ có nhiều tiền dù lương của họ không thấp, có nhiều người không thể thoát nghèo.

Tư duy của người nghèo cho phép họ chỉ nhìn thấy sự hưởng thụ trước mắt, họ luôn làm việc không ngừng để kiếm tiền, sau đó tiêu dùng, rồi làm việc vì tiền, cứ thế, cuộc đời họ đi vào vòng luẩn quẩn. Còn những người có tư duy làm giàu thì khác, họ tin vào sức mạnh của thời gian và sự tích lũy, họ tiết kiệm tiền khi không có nhiều tiền, sau đó sử dụng số tiền tiết kiệm được để giúp bản thân kiếm tiền nhiều hơn nữa. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến "người nghèo ngày càng nghèo đi còn người giàu ngày càng giàu lên".

Nỗi khổ lớn nhất không phải làm mãi không giàu mà là chứng kiến gia đình sống trong cảnh nghèo: Muốn thoát nghèo, phải tẩy não 3 lối tư duy - Ảnh 1.

2. Chỉ sống trong khả năng của mình mà chẳng thèm định hướng mục tiêu

Hơn nữa, sự giàu có mà bạn có thể nhìn thấy phần lớn được quyết định bởi cách suy nghĩ vô hình của bạn.

Những người có xuất phát điểm giống nhau nhưng có tư duy khác nhau thì kết quả giữa họ cũng sẽ khác nhau.

Rockefeller, ông trùm dầu mỏ của Mỹ đã viết trong tác phẩm"38 lá thư Rockefeller để lại cho con trai mình" rằng:

"Nếu tôi khônhg còn gì và bị bỏ giữa sa mạc, chỉ cần một đàn lạc đà đi ngang qua, tôi có thể xây dựng lại toàn bộ đế chế của mình."

Lấy việc mua nhà và tài sản khác. Nhiều người đã có trong tay một số tiền tiết kiệm nhưng vẫn còn lăn tăn với việc trả tiền mua nhà. Lúc này, suy nghĩ thông thường của người nghèo trước tiên là cân nhắc xem họ có đủ tiền hay không. Nếu chưa đủ, họ sẽ đợi đến khi đủ tiền mới mua. Kết quả là, giá nhà ngày một tăng, số tiền họ có cũng không thể leo kịp với tốc độ của giá nhà và họ chỉ mua được những nơi không thuận tiện về giao thông hay vắng vẻ và nhiều điều bất lợi cho họ với số tiền đã có.

Còn tư duy điển hình của người giàu là hướng đến mục tiêu, trước tiên hãy xem xét mục tiêu của họ: mua căn nhà gì? Mua ở đâu? Sau đó, trả trước một khoản và bắt đầu tính toán và cách giải quyết. Nếu tiền không đủ, họ sẽ vay; nếu căn nhà này không mua được họ sẽ hỏi căn khác cùng trong khu vực bằng nhiều cách khác nhau… Tóm lại là họ sẽ nghĩ cách làm.

Trong quá trình hướng tới mục tiêu này, người giàu sẽ luyện được khả năng thực thi mạnh mẽ. Anh ta có thể chia "mục tiêu lớn" thành bảy hoặc tám "mục tiêu nhỏ". Tiếp tục xử lí và giải quyết từng mục tiêu, dần dần anh ta dễ dàng biết được mục tiêu có thể đạt được hay không, khó khăn ở đâu, thậm chí nơi nào có con đường tắt để đạt được mục tiêu.

Quá trình trực tiếp đạt được mục tiêu này là quá trình không bao giờ bỏ cuộc và không ngừng vay mượn sức mạnh để đạt được mục tiêu.

3. Chỉ thấy được lợi ích và mất mát nhất thời

Đừng hiểu rằng đau khổ là một may mắn. Cuộc sống của nhiều người ngày càng khó khăn hơn. Điều đó thực sự không phải vì họ không làm việc chăm chỉ mà vì họ không thể bứt phá trong suy nghĩ và khuôn mẫu của mình.

Có một tác giả chia sẻ: "Cách đây vài ngày, tôi đã giới thiệu một nguồn hợp tác nước ngoài cho một người bạn sản xuất quần áo. Phản ứng đầu tiên của bạn tôi là: "Nhỡ đâu khách hàng của tôi thích quần áo của bên đối tác và không mua của tôi thì sao?"

Tôi nói: "Hai người gọi là hợp tác, tức là hai người hoàn toàn không phải là đối thủ, cũng không có quan hệ cạnh tranh."

Người bạn lại tiếp lời: "Điều đó không ổn. Nếu khách hàng thích đồ của họ và đốt sạch tiền vào hàng hóa bên họ, khách hàng sẽ không mua đồ của tôi."

Nghe xong, tôi giới thiệu đối tác này cho một người bạn khác và sự hợp tác rất thành công.

Người bạn kia thấy vậy chậc lưỡi và đã đến gặp tôi, nói rằng nếu anh biết có thể kiếm được nhiều như vậy, thì anh đã đồng ý ngay từ đầu rồi. Nhưng tôi sẽ không giới thiệu ai cho anh này nữa, và tôi sẽ không bao giờ nữa.

Tại sao?

Câu trả lời rất đơn giản. Bản chất của sự hợp tác giữa hai hay nhiều người là cùng nhau kiếm tiền. Bạn muốn để mất hường lợi nhưng chẳng chịu bỏ dù chỉ một chút tài nguyên và lợi nhuận thì làm sao bạn thành công.

Hongyi từng nói: "Người có lý tưởng cao cả có thể chịu thiệt thòi, người sẵn sàng chịu tổn thất không phải là kẻ ngốc." Người sẵn sàng chịu tổn thất thường có trí tuệ tuyệt vời.

Lý Gia Thành, người giàu nhất Hồng Kông, không bao giờ để tâm đến một khoản lỗ nhỏ trong kinh doanh. Ông từng dạy con trai rằng: "Làm ăn phải tính đến lợi ích của đối phương, có như vậy người ta mới có lòng hợp tác với mình, mới mong hợp tác lần sau. Nếu lãi được bảy, tám phần thì cầm sáu phần thôi được rồi".

Ai cũng biết hợp tác với Lý Gia Thành là đôi bên cùng có lợi, cơ hội kinh doanh tiềm năng sẽ tiếp tục đến.

Người sợ tiền mất tật mang, vướng vào chuyện vặt vãnh, toan tính thiệt hơn thì khó có được những đối tác chất lượng, những người bạn chân thành và con đường kiếm tiền ngày càng hẹp.

Tóm lại, những người nghèo tư duy theo kiểu "tư lợi", không thể tiếp tục tạo ra kết quả tư lợi và sẽ làm mất đi nhiều cơ hội thành công của chính họ. Còn người giàu tư duy "vị tha", xem xét vấn đề, nhìn nhận sự việc từ quan điểm của đối phương, tìm ra điểm chung về lợi ích của bản thân và bên kia, tạo lợi nhuận cho bên kia để họ đứng về cùng chiến tuyến với mình, có cùng mục tiêu, hành động nhất quán và cuối cùng đạt được đôi bên cùng có lợi, thậm chí cả đôi bên cùng có lợi.

Nỗi khổ lớn nhất không phải làm mãi không giàu mà là chứng kiến gia đình sống trong cảnh nghèo: Muốn thoát nghèo, phải tẩy não 3 lối tư duy - Ảnh 2.

4. Tôi biết rõ là vậy nhưng tại sao tôi vẫn có một cuộc sống tồi tệ?

Có thể bạn sẽ nói: Tôi biết sự thật là như thế, nhưng tôi vẫn không có nhiều tiền và tôi còn sống dở chết dở.

Có trách thì trách bạn chưa thoát ra khỏi bẫy "tư duy người nghèo".

Nghèo đói khiến cuộc sống của bạn thay đổi từ "phải như thế này" thành "nên như thế này", từ "nên như thế này" thành "đã quen như thế này rồi". Cho đến một ngày, tình hình của bạn được cải thiện, nhưng suy nghĩ của bạn vẫn là tình trạng tài chính trước đây.

Bất cứ ai không hài lòng với hiện trạng sẽ tìm mọi cách để kiếm tiền, từng bước gia tăng sự giàu có và cuối cùng đạt được thành tựu.

Vậy làm sao để có thành tựu? Chỉ cần dựa vào 2 điểm sau:

Một là kiếm nhiều tiền hơn và coi "tiết kiệm tiền là đam mê":

Đối với những người bình thường, ngoài các sự cố như tiêu tan của cải, trúng số, phần lớn thời gian chúng ta vẫn cần phải làm việc chăm chỉ hoặc tham gia vào các công việc kinh doanh phụ để tích lũy tiền gốc.

Nếu bạn tham gia vào một ngành và công ty đang phát triển nhanh, ngay cả khi bạn không giỏi thì mức lương của bạn có thể tăng nhanh chóng ; nếu bạn bước vào một ngành và công ty đang phát triển, cho dù bạn có làm việc chăm chỉ đến đâu thì việc tăng lương của bạn cũng sẽ bị hạn chế.

Điều này cũng xảy ra với người sếp phù hợp. Với một người sếp tốt, giá trị của công việc khó khăn của bạn sẽ dễ dàng được công nhận hơn và dễ dàng nhận được lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, hy sinh một số thời gian nhàn rỗi, làm một số công việc kinh doanh phụ, kiếm một số tiền nhỏ, tích lũy ít và làm nhiều, dần dần trở thành một khoản thu nhập đáng kể. Nhưng vấn đề của nhiều người là tiền nhỏ không đáng kể, tiền lớn không làm ra được, tiền làm ra thì tiêu sạch.

Đừng nghĩ rằng nếu bạn kiếm được ít tiền hơn thì việc tiết kiệm tiền cũng vô ích. Miễn là bạn gửi tiền thường xuyên và đúng lượng bạn đặt ra và thời gian đủ lâu, bạn có thể thu được một khoản tiền đáng kể.

Đừng nói rằng số tiền kiếm được không đủ tiêu và không thể tiết kiệm được. Vấn đề chính của sự nghèo đói của một người không phải là kiếm quá ít mà là tiêu quá nhiều.

Thứ hai là đầu tư nhiều hơn và biến tiền gửi thành tài sản:

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là thu nhập của người giàu chủ yếu từ tài sản, trong khi thu nhập của người nghèo chỉ là tiền lương.

Tài sản là gì? Tác giả người Mỹ Robert Kiyosaki đã chỉ ra trong cuốn sách "Cha giàu và cha nghèo" rằng chỉ những thứ mang lại dòng tiền ổn định mới được coi là tài sản.

Tài sản là thứ tiếp tục mang lại tiền cho bạn.Ví dụ, bạn đầu tư vào một ngôi nhà, bạn có thể cho thuê, hàng tháng bạn có thể thu về hàng chục triệu đồng tiền thuê nhà, thì đây chính là tài sản của bạn. Đến đây là câu hỏi: Bạn có tài sản chưa?

Nếu chưa, hãy thay đổi ngay từ bây giờ, hãy suy nghĩ và hành động với tư duy của người giàu, đồng thời tích lũy tiền cho mình để mua sắm tài sản.

Sinh ra trong cảnh nghèo thì bạn không hề có lỗi nhưng chết trong cảnh nghèo thì là lỗi của bạn rồi. Điều đau đớn nhất của một người khi sống mãi là phải chứng kiến ​​cảnh mình nghèo cả đời, con cháu lại tiếp tục cái nghèo này!

Hi vọng bạn sớm thoát nghèo.

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/noi-kho-lon-nhat-khong-phai-lam-mai-khong-giau-ma-la-chung-kien-gia-dinh-song-trong-canh-ngheo-muon-thoat-ngheo-phai-tay-nao-3-loi-tu-duy-5202041212471232.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang