Nữ diễn viên xinh đẹp quyết định cắt bỏ toàn bộ buồng trứng để tránh nguy cơ ung thư

Christina Applegate, 41 tuổi, là một diễn viên người Mỹ đã giành được giải Emmy, giải Quả cầu vàng và giải Tony. Cô nổi tiếng nhờ vai diễn Kelly Bundy nhờ sitcom Married... with Children.


Nữ diễn viên Christina Applegate, 41 tuổi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ buồng trứng và ống dẫn trứng do phát hiện chứa gen đột biến BRCA

Nữ diễn viên được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vú từ cách đây 9 năm và cô đã phẫu thuật cắt bỏ 2 lần trước đó để điều trị bệnh. Cùng năm đó, chị họ của cô đã bị chết vì căn bệnh ung thư buồng trứng.

Sau đó, Christina Applegate quyết định đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm vì cho rằng, mình dễ mang gen đột biến gây ung thư vú và ung thư buồng trứng do yếu tố di truyền. Cuối cùng, bác sĩ cũng phát hiện cơ thể nữ diên viên 41 tuổi dương tính với 1 trong 2 loại gen BRCA đột biến- một loạn gen gây nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng rất cao.

Điều đó đã dẫn cô đến một quyết định quan trọng là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ buồng trứng và ống dẫn trứng của mình để giảm thiểu nguy cơ này giống nữ minh tinh Angelina Jolie từng làm vào năm 2013.

Thực tế là con gái Sadie 6 tuổi của tôi cũng có thể dương tính với gen BRCS này vì yếu tố di truyền. Do vậy, tôi đang làm tất cả những gì để thay đổi điều đó”. Nữ diên viên nói với NBC.

Christina Applegate cũng cho biết thêm, cô hiện đến thăm bác sĩ chuyên khoa về ung thư của cô 6 tháng 1 lần và cô chỉ ăn những thực phẩm hữu cơ để giảm lượng thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất độc hại… đi vào cơ thể. Bởi chế độ ăn uống này đã được khoa học chứng minh là giảm nguy cơ phát triển ung thư hiệu quả.

“Chúng tôi tự trồng rau. Chúng tôi có một nơi để trồng 100% rau hữu cơ. Con gái tôi hiện đang ăn chay và thực hành thuần chay. Điều đó tốt cho con gái”, nữ diễn viên cho biết.

Ngay khi phát hiện mình có nguy cơ cao phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú, Christina Applegate quyết định sẽ tiến hành một cuộc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng và cả ống dẫn trứng.


Khi buồng trứng được cắt bỏ, phụ nữ sẽ đi vào thời kỳ mãn kinh và không thể mang thai được nữa.

Theo David Cohn, giáo sư sản phụ khoa thuộc Đại học Ohio, cuộc phẫu thuật của nữ diễn viên có thể tiến hành theo 2 cách: một là rạch 1 vết ở bụng dài 6-12 inch hoặc phẫu thuật nội soi với vết rạch khoảng 1-1,5 cm. Nhưng phương án thứ 2 là phổ biến hơn cả. Khi buồng trứng được cắt bỏ, phụ nữ sẽ đi vào thời kỳ mãn kinh và không thể mang thai được nữa.

Gen BRCA là gì?

Trong khái niệm y khoa, gen BRCA1 và BRCA2 là 2 loại gen ức chế 2 khối u khác nhau. Nếu cơ thể không có gì bất thường, 2 gen này sẽ chịu trách nhiệm sản xuất protein nhằm giúp cơ thể ức chế sự tăng trưởng của các loại tế bào bất thường.

Tuy nhiên, khi 2 gen BRCA1 và BRCA2 bị đột biến hay bị thay đổi cấu trúc gen, thì chúng sẽ trở thành mầm mống gây ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), cứ khoảng 225.000 phụ nữ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng thì có đến 5-10 % trong đó được phát hiện là mang một trong hai loại gen BRCA1 hoặc BRCA2.

Thông thường, 2 gen BRCA1 hoặc BRCA2 được mang theo gen di truyền đến cơ thể người phụ nữ. Nếu cơ thể mang gen này, 85% phát triển thành ung thư vú và 30-50% thành ung thư buồng trứng. Do vậy, những bệnh nhân có mẹ, dì, cô,…bị ung thư vú hay buồng trứng thì có nguy cơ cao mang gen BRCA1 và BRCA2 trong cơ thể.

Ung thư vú: Khoảng 12% phụ nữ mang gen này sẽ phát triển thành ung thư vú trong cuộc đời. Theo ước tính của các nhà khoa học gần đây, sẽ có khoảng 65% phụ nữ có gen đột biến BRCA1 và 45% phụ nữ có gen BRCA2 đột biến sẽ phát triển thành ung thư vú ở tuổi 70.

Ung thư buồng trứng: Khoảng 1,4 % phụ nữ mang gen này sẽ tiến triển ung thư buồng trứng đôi khi trong suốt cuộc đời của họ . Cũng theo thống kê, có khoảng 39 % những phụ nữ mang gen BRCA1 đột biến và khoảng 17 %  phụ nữ mang gen đột biến BRCA2 sẽ phát triển ung thư buồng trứng theo độ tuổi 70.

Tầm soát ung thư vú và ung thư buồng trứng ở Việt Nam được tiến hành như thế nào?

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta lại phát hiện thêm khoảng 150.000 bệnh nhân mắc mới ung thư, phổ biến nhất là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, vú và cổ tử cung. Có khoảng 75.000 người tử vong do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Với ung thư dạ dày, ước tính có 15.000 ca mắc mới và khoảng 11.000 trường hợp tử vong. Riêng ung thư vú, mỗi năm có 12.000 người mắc mới, độ tuổi ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ tử vong khoảng 35%. Những phụ nữ có tiền sử gia đình từng bị ung thư vú thì nguy cơ mắc cao hơn 6 lần.

Tại nước ta, việc tầm soát ung thư bằng cách sàng lọc đột biến gen BRCA 1 và 2 được Trung tâm Công nghệ gen thực hiện. Người bệnh sẽ được tư vấn chi tiết mối quan hệ giữa gen này và nguy cơ ung thư; ước tính nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ di truyền cho thê hệ sau nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương thuộc Trung tâm Công nghệ Gen cho biết: “Dựa trên kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ đưa ra cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh cho mọi người. Ai cũng có nguy cơ bị ung thư, nhưng người có tiền sử gia đình mắc ung thư cần thực hiện tầm soát sớm để tìm dấu hiệu và hướng điều trị kịp thời. Sau khi có kết quả, các chuyên gia sẽ kết hợp với bác sĩ Trung tâm Ung bướu, bác sĩ dinh dưỡng để lên kế hoạch kiểm soát tình trạng ung thư.”

Nguồn: Tổng hợp Dailymail

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang