Làm thế nào để cảm hóa được một người đang từ chỗ ghét cay ghét đắng mình trở thành yêu? Nghe hơi bị... "nhiệm vụ bất khả thi" nhỉ! Nhưng đó là vì bạn chưa biết tới sức mạnh của những cái ôm đấy thôi!
Một cái ôm có thể biến antifan thành best friend chỉ trong 17 phút; và mọi ghét bỏ cũng "yêu dấu theo gió bay" luôn đấy nhé!
Đây không phải kết quả từ một nghiên cứu khoa học nổi tiếng nào, mà tình huống thực tế đã chứng minh. Cụ thể thì Hương Giang đã cảm hóa antifan thành công nhờ một cái ôm đầy nghĩa tình.
Những cái ôm có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng!
Thực tế thì cái ôm có thể giúp cảm hóa antifan, còn về mặt khoa học, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra tác dụng của cái ôm. Dưới đây là 6 tác dụng chính, gồm:
1. Tăng cường hệ miễn dịch: Cái ôm giúp hệ thần kinh trở về trạng thái thiền, với nhịp tim thấp hơn và mô hình sóng não thư giãn hơn, có thể giúp giảm tác hại của cảm lạnh.
2. Hệ thần kinh được thư giãn, giảm căng thẳng: Một loại có tên hormone oxytocin được sản xuất đưa vào máu khi bạn ôm một người thân thiết. Hormone này không chỉ làm giảm huyết áp, làm giảm căng thẳng và lo lắng mà thậm chí có thể cải thiện trí nhớ của bạn.
3. Ngủ ngon hơn: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những cái ôm, vuốt ve, âu yếm nhẹ sẽ tạo giấc ngủ sâu hơn.
4. Lan tỏa hoóc môn hạnh phúc: Hormone oxytocin được tạo ra khi ôm cũng giúp bạn có tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn và tình yêu nhiều hơn.
5. Xua tan nỗi sợ hãi: Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người hay có cảm giác tự ti sẽ cảm thấy bớt lo lắng và ít thấy bị cô lập hơn khi có ai đó chạm vào mình.
6. Tác động tích cực tới sức khỏe trong nhiều năm: Ví dụ, một đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, ít được ôm và nghe nói lời ngọt ngào thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim khi trưởng thành hơn.
Tờ The Healthy cũng cho biết, ôm làm giảm mức độ các hoóc môn căng thẳng, từ đó làm tăng số lượng các tế bào chiến đấu. Những tế bào này tiêu diệt vi khuẩn, virus và cả tế bào ung thư.
Nhưng những cái ôm có thể... giả trân?
Thực tế, ôm thì đúng là có cực kì nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tinh thần của con người. Nhưng bạn ơi, những cái ôm cũng có thể... giả trân đấy nhé!
Không phải trào lưu "giả trân" này lan rộng khắp 5 châu 4 bể đâu, mà thực tế ai ai cũng ít nhiều gặp phải tình huống "bằng mặt nhưng không bằng lòng". Đôi khi trao nhau chiếc ôm đơn giản chỉ là vì phép lịch sự, hoặc cố... diễn cho mọi người thấy.
Tóm lại thì, dù trao nhau những cái ôm nhưng chẳng tí cảm xúc, ví dụ dưới đây chẳng hạn:
Cái ôm của Sean Penn và Charlize Theron kèm biểu cảm khó ở có lẽ cũng là tâm trạng của nhiều người khi phải ôm kẻ mà mình ghét.
Tuy nhiên, cũng có một số người khá giỏi che giấu cảm xúc, dù chẳng bằng lòng nhưng cũng vẫn cố bằng mặt. Còn Sean Penn và Charlize Theron tuy là 2 diễn viên nổi tiếng nhưng trong trường hợp này có lẽ lại quên diễn (hoặc cố tình không thèm diễn)?
Làm sao nhận biết cái ôm thật lòng và ôm giả trân?
Khoa học cũng chỉ ra, những cái ôm từ phía bên trái được cho chứa chan tình cảm hơn. Và mọi người có xu hướng nghiêng về bên phải nếu cảm thấy không thích, không thoải mái, hoặc ôm cho có! Nhưng cũng chỉ là số đông, chứ không phải tất cả.
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/om-ap-la-cach-tot-de-keo-dai-tuoi-tho-va-cam-hoa-nguoi-anti-minh-nhung-cai-om-gia-tran-thi-khong-162200111180630247.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.