Pha sữa đặc giả làm sữa mẹ để bán kiếm lời khiến trẻ sơ sinh bị ngộ độc: Vì lợi trước mắt mà bất chấp gây hệ luỵ khôn lường với sức khỏe của trẻ

Trên mạng xã hội zalo đang truyền tay nhau câu chuyện trẻ sơ sinh bị ngộ độc do uống sữa mẹ bị làm giả từ sữa ông thọ pha loãng.

Mua sữa mẹ chẳng may mua phải sữa bò pha loãng, trẻ sơ sinh nhập viện

Mới đây, trên mạng xã hội zalo đang truyền tay nhau câu chuyện trẻ sơ sinh bị ngộ độc do uống sữa mẹ bị làm giả từ sữa ông thọ pha loãng. Được biết, người mẹ này sinh non nhưng không đủ nguồn sữa nuôi con. Thế nên, chị cũng giống như nhiều người mẹ khác thiếu sữa tìm đến người có nhu cầu đổi sữa. Nhưng thật đau lòng, người đổi sữa cho chị thực chất chỉ trục lợi, kiếm tiền chứ không phải dư dả sữa như chị đã cả tin.

Từ vụ uống sữa mẹ làm giả từ sữa ông thọ, trẻ sơ sinh bị ngộ độc nhập viện: Chuyên gia nói gì? - Ảnh 1.
 

Đoạn hội thoại trên zalo được cho là xin sữa từ 2 người với 2 tài khoản khác nhau nhưng sau đó, người mẹ có con sinh non đi xin sữa đã điều tra thật ra chỉ là một người. Để trục lợi, người phụ nữ tên Ng. này đã pha sữa đặc - sữa ông thọ với vani (theo như lời kể của chính kẻ đó). Người mẹ trẻ nghi ngờ sữa được đổi không phải là sữa mẹ nên đã đem đi xét nghiệm. Kết quả hoàn toàn không phải sữa mẹ. Em bé sơ sinh nhận nguồn sữa này đã bị ngộ độc, phải tiến hành cấp cứu.

 
 
 
 

Đây là một câu chuyện buồn, là lời cảnh tỉnh cho tất cả những người mẹ đang muốn mua/xin sữa mẹ cho con uống từ những người mình không biết rõ. Ngoại trừ những trường hợp bất đắc dĩ, còn lại, việc cả tin vào nguồn gốc của sữa mẹ thu mua trên mạng đều cần hết sức cảnh giác. Bởi lẽ, không thiếu những con người vì đồng tiền mà bất chấp tất cả, kể cả tính mạng của những em bé vô tội vừa mới chào đời. Đáng tiếc, vẫn còn rất nhiều người mẹ cuồng sữa mẹ, nhất định phải nuôi con bằng sữa mẹ, ra sức tìm kiếm, mua bán sữa mẹ trên mạng xã hội nhưng không hề nghi ngại đến nguồn gốc của sữa có thực sự là sữa mẹ, có thực sự đảm bảo chất lượng hay không.

Cho trẻ sơ sinh uống sữa đặc pha loãng - Vô vàn hệ lụy cho sức khỏe của bé

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), sữa đặc như sữa ông thọ có chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại không thích hợp cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh. Trẻ dưới 1 tuổi có hệ tiêu hóa không hấp thu được hết hàm lượng dinh dưỡng lớn như trong sữa ông thọ, dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí đi ngoài, ngộ độc...

Điều đáng lưu tâm hơn cả là sữa ông thọ đặc, nhiều đường, được pha thêm nước để bớt ngọt. Thế nhưng, hàm lượng đạm, chất béo lại bị loãng, không đáp ứng đủ cho nhu cầu của trẻ sơ sinh. "Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa ông thọ cũng không phù hợp với trẻ, đặc biệt là không có chất sắt, có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ, làm kích ứng niêm mạc, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu", chuyên gia nhận định.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa đặc kéo dài có thể gây tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ bị chậm lớn, còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ... Chưa kể, cho trẻ sơ sinh uống nhiều sữa ông thọ có thể khiến trẻ thay đổi khẩu vị, bỏ bú sữa mẹ, thậm chí có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh.

"Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được uống sữa đặc", chuyên gia nhận định. Nếu người mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa cho con bú thì có thể tìm đến loại sữa công thức phù hợp với trẻ. Tuyệt đối không được dùng dạng sữa đặc nói chung đem pha loãng cho trẻ dùng bởi quá nhiều hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài cho sức khỏe của con.

Ngoài ra, khi xin/mua sữa của một người khác cho con bú, bạn sẽ không thể dám chắc sữa đó có bị nhiễm khuẩn do người mẹ hút và bảo quản sữa có đám bảo hay không. ữa mẹ là loại sữa tốt nhất dành cho trẻ nhỏ, tuy nhiên đó phải là loại sữa từ người mẹ không bị bệnh và quy trình hút/vắt sữa, bảo quản, vận chuyển được đảm bảo đúng. Có nhiều trường hợp, bản thân người cho sữa vô tình gây bẩn khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, trước khi xin sữa mẹ cho con từ một người khác cần phải có quá trình sàng lọc để khẳng định người mẹ cho sữa không có bệnh lây qua đưỡng sữa mẹ, chẳng hạn như HIV.

Người bị nhiễm HIV khi mang thai cũng được chích thuốc phòng lây nhiễm cho con và sau sinh con họ cũng được chích thuốc phòng lây nhiễm, nhưng việc cho con người khác bú thì không được. Ngoài ra, những người bị các bệnh này khi cho con bú cũng được bác sĩ dặn dò rất kỹ, không để chảy máu núm vú, và niêm mạc miệng của bé cũng phải nguyên vẹn. Vì vậy, nếu không may cho con uống sữa của người mẹ có HIV thì đứa trẻ cũng có nguy cơ.

Chuyên gia nhận định, nuôi con bằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, sữa mẹ có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển. Thế nên, sữa mẹ đúng là rất đáng quý, cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, giới chuyên gia khuyến cáo, không nên vì thế mà quá cuồng mê sữa mẹ, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trong đó hậu quả đáng tiếc nhất là lên mạng tìm sữa mẹ, không rõ nguồn gốc xuất xứ của sữa mẹ, cứ thế mua về, đổi lấy bỉm lấy túi trữ sữa... để con ăn hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như trường hợp em bé vừa nêu trên.

Bên cạnh những trường hợp bất đắc dĩ vì bệnh lý không thể dùng sữa nào khác ngoài sữa mẹ, rất nhiều mẹ Việt hiện nay có tư tưởng cuồng sữa mẹ quá mức như bắt buộc phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, coi sữa mẹ là thực phẩm nhưng cũng là thứ thuốc chữa bệnh thần thánh như chữa chàm, đau mắt ở trẻ sơ sinh. 

Chuyên gia nhận định, nhiều mẹ coi sữa mẹ thần thánh nên nhỏ cả sữa vào mắt con, bôi lên mặt con để chữa khỏi bệnh nhanh chóng. Đây hoàn toàn là những cách chữa bệnh không có cơ sở khoa học, tuyệt đối không nên áp dụng. Có bệnh thì phải gặp bác sĩ chứ không tự chữa bằng sữa mẹ như vậy.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang